Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội với các địa phương: Còn bất cập, chưa có tính liên thông

07:10 28/07/2023

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội mới đây đã phối hợp cùng 8 tỉnh lân cận và 15 huyện, thị xã rà soát quy hoạch giao thông vận tải. Qua đây nhiều khoảng trống quy hoạch đã được phát hiện, đồng thời các địa phương cũng đưa ra một số đề xuất kết nối.

Tiến độ đầu tư không đồng bộ nên khó có thể khớp nối

Tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ - TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là đồ án quy hoạch lớn nhất có tính chất chi phối đối với mọi quy hoạch khác của Hà Nội, trong đó Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 (Quy hoạch 519) là các nội dung liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay, sau nhiều năm thực hiện, Quy hoạch 519 xuất hiện hàng loạt “khoảng trống” cần phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay. Nhiều chỉ tiêu thực hiện chưa đáp ứng được so với yêu cầu của quy hoạch. Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội cũng chưa tính đến khả năng liên thông, nối dài đến các tỉnh lân cận; mở rộng, nâng công suất sân bay Nội Bài và quy hoạch sân bay thứ hai Vùng Thủ đô phải bảo đảm tính liên kết vùng...

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Đông Anh dự kiến có tổng mức đầu tư 4.988 tỷ đồng và được thực hiện trong thời gian từ 2023-2028.

Nguyên nhân được lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội chỉ ra do quy hoạch giao thông vận tải của các địa phương khác nhau, chưa có tính liên thông; tiến độ đầu tư không đồng bộ nên khó có thể khớp nối, dẫn đến hạn chế năng lực lưu thông, dồn phần lớn áp lực lên các trục chính, gây ùn tắc và quá tải hạ tầng. Từ đây, ông Nguyễn Phi Thường đề xuất, cần phải tổ chức rà soát, làm rõ những vấn đề bất cập trong liên kết vùng, kịp thời đề xuất điều chỉnh những bất cập nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi địa phương cũng như toàn vùng.

Tới đây, Hà Nội sẽ đề xuất các định hướng lớn về GTVT để đưa vào Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo tiến độ, tháng 10/2023, Sở GTVT Hà Nội phải tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND thành phố để đưa ra các định hướng lớn về lĩnh vực GTVT vào đồ án Quy hoạch chung xây dựng điều chỉnh.

Hà Nội sẽ cần phải nghiên cứu đến cả Vành đai 6

Là một trong những tỉnh có ý kiến đầu tiên, đại diện Sở GTVT Bắc Ninh thông tin, hiện tỉnh đang lập hồ sơ quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 9/2023. Địa phương này đề nghị Hà Nội cùng rà soát, lập, điều chỉnh hệ thống quy hoạch để từng bước đầu tư, kết nối các tuyến đường giữa hai địa phương. Quy hoạch hoàn chỉnh các nút giao liên thông và hoàn chỉnh đường gom của các tuyến quốc lộ 1A, 3, 18; bổ sung quy hoạch các tuyến đường kết nối một số huyện của Bắc Ninh với Hà Nội; bổ sung quy hoạch đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị theo các trục liên kết khu vực Ngọc Hồi - Yên Viên - Từ Sơn - Bắc Ninh…

Tương tự, ông Nguyễn Quang Khải, Phó Giám đốc Sở GTVT Hưng Yên cũng góp ý: Hà Nội và Hưng Yên có ranh giới khoảng 54km. Để tăng khả năng kết nối, tỉnh Hưng Yên đề xuất nối đường tỉnh 379B qua cầu Khuyến Lương để kết nối với đường Nguyễn Tam Trinh của Hà Nội. Điều chỉnh hướng tuyến Tây Bắc - quốc lộ 5 về phía Nam đi theo quốc lộ 38A kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại vị trí cách nút giao Yên Mỹ khoảng 9,5km… Hà Nội và Hưng Yên cùng chung dòng sông Hồng nên có lợi thế rất lớn để khai thác mặt nước, có thể phát triển một số cảng nhằm phát triển du lịch và vận tải thủy nội địa.

Với tư cách là đơn vị tư vấn, sau khi tiếp thu kiến nghị, đề xuất của các địa phương, Tổng giám đốc TEDI Phạm Hữu Sơn cũng nêu lên một số vấn đề cần xem xét cho tương lai của mạng lưới giao thông, vận tải Thủ đô. Cụ thể, trước đây Hà Nội chỉ quy hoạch đến Vành đai 5, nhưng với nhu cầu kết nối cao, tốc độ phát triển đô thị nhanh như hiện nay, đặc biệt là khi hình thành các thành phố trực thuộc, đô thị vệ tinh, Hà Nội sẽ cần phải nghiên cứu đến cả Vành đai 6.

Nhiều trục đường trước đây không có quy hoạch đường sắt đô thị nhưng hiện đã trở thành trục chính, mật độ giao thông rất lớn, ví dụ như đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, có thể nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối đến tỉnh Hòa Bình. “Việc rà soát này không chỉ thuần túy giữa các địa phương kết nối với Hà Nội mà còn là sự kết nối giữa các địa phương với nhau. Nhu cầu là chính đáng nhưng khi đề xuất đưa vào quy hoạch dù được hay không đều phải làm rõ tính khả thi”, ông Phạm Hữu Sơn nói.

Được biết, mới đây UBND TP Hà Nội kiến nghị phê duyệt chủ trương đầu tư cho 49 dự án, gồm 2 dự án nhóm A, 39 dự án nhóm B và 8 dự án nhóm C, với tổng mức đầu tư dự kiến 30.901 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh thuộc nhóm A, với tổng mức đầu tư 4.988 tỷ đồng. Về nguồn vốn, UBND thành phố cho biết, vốn đầu tư dự án sẽ được sử dụng từ hai nguồn ngân sách, trong đó, ngân sách thành phố là 2.711 tỷ đồng và ngân sách huyện Đông Anh là 2.277 tỷ đồng.

Đề xuất xây cầu vượt cho người đi bộ qua đường Trịnh Văn Bô

Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường Trịnh Văn Bô. Theo Sở GTVT Hà Nội, đường Trịnh Văn Bô khu vực cổng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic có mặt cắt ngang 49m, được tổ chức giao thông 2 chiều có dải phân cách cứng, tuyến đường đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch. Đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, lượng sinh viên đi bộ qua đường lớn, đặc biệt tại khu vực cổng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic; thường xuyên xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, đã có người tử vong. Từ đây, Sở GTVT đề nghị UBND thành phố xem xét, chấp thuận giao UBND quận Nam Từ Liêm lập đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ bằng nguồn vốn ngân sách thành phố.

Được biết, trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng bốn cầu vượt cho người đi bộ: Qua đường Lê Đức Thọ (ngõ 63), quận Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Khánh Toàn 2, quận Cầu Giấy; qua đường Trần Hữu Dực (ngõ 6), Nam Từ Liêm; qua đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) bằng nguồn ngân sách của thành phố.

Đặng Nhật

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文