Sau một tuần thí điểm mở cửa lại vận tải Đường bộ, đường sắt vẫn thưa thớt khách

09:53 20/10/2021

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, sau 1 tuần thí điểm mở cửa lại vận tải, đa phần các địa phương đều đã khôi phục lại hoạt động này. Tuy nhiên, hành khách vẫn còn e dè đi lại khiến nhiều chuyến xe phải nằm lại bến vì không có khách.

Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện tổ chức hoạt động vận tải hành khách của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng không đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Với vận tải khách đường bộ, Bộ GTVT cho hay, từ ngày 13 - 18/10/2021, có 48 địa phương đã được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện khôi phục hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh. 15 Sở GTVT đã báo cáo UBND tỉnh kế hoạch khôi phục lại tuyến.

"Có 38 địa phương đã tổ chức khai thác với tổng số tuyến đăng ký là 793. Trong đó, số tuyến thực chạy là 588. Số chuyến đăng ký hoạt động/ngày là 1.970 chuyến. Số chuyến hoạt động thực tế là 1.037. Số xe hoạt động là 944 xe. Số khách vận chuyển là 5.641", Bộ GTVT cho hay. Với lĩnh vực đường sắt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đã tổ chức chạy tàu trên tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh 2 đôi tàu/ngày đêm. Bình quân 1 chuyến có 603 hành khách/chuyến tàu. Đến ngày 17/10, đường sắt đã tổ chức chạy 16 chuyến tàu với 9.651 hành khách.

Trong đó, tuyến Hà Nội - Hải Phòng 1 đôi/ngày đêm. Bình quân 1 chuyến tàu có 126 hành khách/chuyến tàu. Tổng cộng, đến ngày 17/10, đã tổ chức chạy 10 chuyến tàu với 1.263 hành khách. Công tác kiểm soát hành khách trên các chuyến tàu đều tuân thủ theo quy định. Tính đến thời điểm ngày 18/10 chưa phát hiện trường hợp nào dương tính với COVID-19.

Từ 21/10, đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chạy tối đa không quá 4 đôi tàu/ngày, đêm.

Đánh giá về khó khăn trong quá trình thí điểm, Bộ GTVT cho biết, việc yêu cầu lái xe, phụ xe phải tiêm đủ liều vaccine khó thực hiện. Bởi thực tế, lái xe, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe ở hầu hết các địa phương đều mới được tiêm 1 liều vaccine, tỷ lệ tiêm đủ liều vaccine còn thấp.

Bên cạnh đó, tâm lý hành khách còn e ngại, lo lắng nên chưa tự tin đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. Mặt khác, nhiều địa phương còn có quy định quá chặt chẽ việc xét nghiệm, cách ly đối với hành khách về địa phương. Cũng theo Bộ GTVT, trong thời gian hoạt động thí điểm và trong quá trình khai thác tuyến, việc kiểm soát hành khách lên xuống xe dọc đường còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại tình trạng đón, trả khách dọc đường, không đúng tại các điểm dừng nghỉ hoặc việc kiểm soát ra/vào đối với phương tiện vận tải hành khách từng địa phương có các quy định chưa thống nhất.

Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định các tỉnh, thành phố xác định cấp độ dịch trên địa bàn, tuy nhiên việc công bố cấp độ dịch tại các địa phương còn chưa kịp thời, đến nay mới chỉ có một số tỉnh, thành phố công bố dẫn đến việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách tại địa phương còn lúng túng, gây khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với hoạt động vận tải theo quy định.

Về kế hoạch khai thác trong thời gian tới đối với vận tải đường bộ, Bộ GTVT cho biết, lĩnh vực này thực hiện theo Quyết định số 1812 ngày 16/10 của Bộ GTVT.

Đối với đường sắt, áp dụng từ ngày 21/10, vận tải hàng hóa thực hiện theo biểu đồ chạy tàu đã được công bố theo quy định. Vận tải hành khách đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chạy tối đa không quá 4 đôi tàu/ngày, đêm, từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh. Trên khu đoạn Hà Nội - Vinh chạy 1 đôi tàu/ngày, đêm. Trên đoạn Sài Gòn - Đà Nẵng chạy 1 đôi tàu/ngày, đêm. Trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy tối đa 3 đôi tàu/ngày, đêm. Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo về kế hoạch khai thác vận tải hàng không và đường sắt trong thời gian tới của Bộ GTVT. Đồng thời, chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố tiếp tục ủng hộ việc mở lại hoạt động vận tải hành khách trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, công bố kịp thời cấp độ dịch tại các địa phương để Sở GTVT các địa phương tra cứu và thống nhất tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh cho phù hợp theo quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế. Có kế hoạch khẩn trương tiêm vaccine cho lái xe, nhân viên phục vụ và cán bộ công nhân viên tại bến xe, trạm dừng nghỉ để đảm bảo nhân sự cho công tác tổ chức vận tải.

Người dân đi máy bay sau 20/10 vẫn cần xét nghiệm

Trong đề xuất mới nhất gửi Bộ GTVT về việc khai thác các đường bay nội địa từ ngày 21/10/2021 đến hết ngày 30/11/2021, Cục Hàng không Việt Nam phân thành hai nhóm khách khác nhau với những điều kiện khác nhau.

Cụ thể, với hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay. Với các chuyến bay xuất phát từ các địa bàn khác, hành khách cần đáp ứng một trong ba điều kiện: Có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay, hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19; có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay; kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện trong vòng 72 giờ trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

Ngoài ra, tất cả hành khách phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu. Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác... Hành khách được yêu cầu luôn đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc trên chuyến bay.

Đặng Nhật

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文