Sớm khôi phục các đường bay quốc tế và nội địa

06:42 06/10/2021

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định pháp luật kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam về việc hỗ trợ doanh nghiệp ngành Hàng không.

Ngành hàng không dự kiến lỗ hơn 16.000 tỷ đồng

Văn bản do Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam Phạm Việt Dũng gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Nội lực các hãng đang bị bào mòn, dịch còn diễn biến phức tạp và để thực sự biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội để hàng không Việt Nam có thể trụ vững, bật dậy chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, các hãng và doanh nghiệp hàng không rất cần được Chính phủ quan tâm, hỗ trợ kịp thời.

Cụ thể, theo ông Dũng, đợt bùng phát dịch lần thứ ba và thứ tư rơi vào mùa bay cao điểm Tết cổ truyền và mùa du lịch hè 2021 đã khiến doanh thu giảm trên 90% so với cùng kỳ. Từ đầu tháng 5 đến nay, gần 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị đóng băng. Doanh thu năm 2020 của các hãng hàng không Việt Nam giảm trên 60%, dự ước năm nay tiếp tục giảm so với năm 2020 và năm nay lỗ sẽ lớn hơn khoản lỗ 16.000 tỷ đồng. Số tiền nộp ngân sách năm 2020 sẽ bị giảm khoảng 10.000 tỷ đồng.

Máy bay nằm chờ ngày được trở lại bầu trời.

Trong khi đó mỗi tháng các hãng vẫn phải chi trên 100 tỷ đồng để trả tiền thuê máy bay, trả vay ngân hàng, trả cho đối tác cung cấp dịch vụ đầu vào, duy tu bảo dưỡng và trả lương cho nhân viên. Nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của Vietnam Airlines (VNA), Vietjet Air (VJA) và Bamboo Airways (BAV) hiện đã lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Trong đó, riêng VNA tính đến 30/6/2021 nợ quá hạn với các đối tác, nhà cung cấp lên đến 13.337 tỷ đồng. Mặc dù trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm nay, VJA báo có lãi gộp nhưng đó là do bán tài sản, bán cổ phiếu quỹ và kinh doanh tài chính. Thực chất, VJA cũng bị lỗ lớn ở trong ngành nghề kinh doanh chính của hãng là vận tải hàng không. Tính đến 30/6, khoản vay ngắn hạn và nợ phải trả quá hạn của VJA đã lên tới 13.800 tỷ đồng; số nợ này của BAV cũng lên tới gần chục ngàn tỷ đồng...

Với đặc thù chi phí đầu tư, vận hành rất lớn (năm 2019, trung bình mỗi ngày VNA chi hết 268 tỷ đồng, VJA chi hết 128 tỷ đồng), trong khi dịch COVID-19 khiến nguồn thu sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của việc thực hiện giãn cách xã hội đã đẩy nhiều hãng hàng không vào tình thế khó khăn, kiệt quệ về tài chính. Nguồn thu giảm mạnh nhưng chi thường xuyên của các hãng vẫn rất lớn, như chi trả tiền thuê, mua tàu bay; trả nợ, lãi ngân hàng, chi bảo hiểm; bảo dưỡng, chi trả lương...

Các chuyên gia kinh tế, tài chính cảnh báo nếu không được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, các hãng hàng không sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi, thậm chí có hãng bay sẽ bị phá sản.

7 địa phương đồng ý mở lại đường bay nội địa

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có yêu cầu cụ thể đối với việc khôi phục lại các đường bay quốc tế và quốc nội trên cơ sở đánh giá các nguy cơ bảo đảm công tác phòng, chống dịch. Đồng thời  VABA cũng đề nghị nhiều biện pháp khác, trong đó có chính sách nguồn vốn.

VABA đề nghị xem xét chính sách cho hãng hàng không khác vay lãi suất 0% như đã thực hiện với VNA (gói 4.000 tỷ vay tối đa 3 năm). Mục đích là nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng theo luật định và giúp hãng hàng không giải quyết thanh khoản. Cho phép tiến hành các thủ tục đối với gói vay 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho các hãng hàng không như đề xuất từ tháng 11/2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, nhằm giúp các hãng chi thường xuyên, mua sắm vật tư thiết bị, thực hiện các chương trình dự án, bảo trì và duy trì hoạt động trong thời gian chưa đạt miễn dịch cộng đồng.

Về chính sách thuế, phí, VABA đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục để giảm 70% thuế bảo vệ môi trường cho các hãng hàng không, với lý do “Mức giảm 30% như hiện nay không đáng kể và chưa phát huy tác dụng do hầu hết các chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị ngưng". Trong một diễn biến khác, trưa 5/10 lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đã có 10 địa phương phản hồi về đề xuất góp ý Kế hoạch mở lại đường bay nội địa trong giai đoạn 1 của Cục Hàng không Việt Nam. Trong số này, có 7/10 địa phương cơ bản đồng ý với kế hoạch này. Trong số này, các tỉnh Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Thanh Hoá hoàn toàn thống nhất với kế hoạch khai thác trở lại đường bay nội địa.

UBND tỉnh Nghệ An thống nhất đối với các chuyến bay từ Nghệ An đi/đến Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với tần suất 2 chuyến/tuần). UBND TP Hồ Chí Minh cơ bản thống nhất tần suất khai thác như kế hoạch. Riêng đối với đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị tổ chức một số chuyến bay khứ hồi trong tuần, để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Hai địa phương là Hải Phòng, Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay đến Hải Phòng, trong đó Gia Lai đề nghị tạm thời chưa khai thác đường bay chở khách đi/đến Gia Lai cho đến sau ngày 15/10/2021. Riêng UBND TP Hà Nội đề nghị Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ GTVT về Kế hoạch khai thác đi/đến Hà Nội trong giai đoạn dịch bệnh để lấy ý kiến TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.

Trước đó, ngày 1/10/2021, Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến các địa phương để thống nhất trước khi triển khai cấp phép hoạt động. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày. Trong đó, TP Hồ Chí Minh khôi phục lại 18 đường bay với 132 chuyến bay khứ hồi/ngày. Từ Đà Nẵng đi và đến các địa phương là 10 đường bay.

Phạm Huyền

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文