Tháo gỡ vướng mắc việc giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam

08:02 29/07/2022

Tính đến ngày 28/7, các Ban Quản lý dự án đã hoàn thành công tác bàn giao mốc giải phóng mặt bằng (GPMB). UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thực hiện hoàn thành công tác trích đo hiện trường và Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã phê duyệt 112,19km/125,86km đạt tỷ lệ 89,14%. Hội đồng GPMB các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành thông báo thu hồi đất và kiểm đếm tài sản trên đất đạt tỷ lệ gần 64%.

Về phương án tái định cư, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Quảng Bình đã xác định được 871 hộ dân thuộc diện tái định cư, dự kiến bố trí 41 vị trí khu tái định cư với diện tích 85,8ha và số ngôi mộ phải di dời là 2.307 ngôi, dự kiến bố trí 14 vị trí, với diện tích là 65,2ha. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện GPMB còn chậm, nguyên nhân là do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được phê duyệt và các địa phương chưa thống nhất về quy mô, diện tích các lô tái định cư…

Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng, hiện tại hệ thống đường dây 500kV có 13 vị trí; đường dây 220kV có 9 vị trí; đường dây 110kV có 4 vị trí giao chéo với tuyến cao tốc và nhiều hệ thống đường dây diện trung thế, hạ thế; hệ thống viễn thông đang được cập nhật. Bên cạnh đó, có 12 công trình hạ tầng như trụ sở UBND xã, trạm y tế, sân vận động, trường mầm non, chợ thuộc thị xã Ba Đồn và 4 công trình hạ tầng như nhà văn hóa thôn, điểm trường mầm non, trường tiểu học... thuộc huyện Bố Trạch bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình cùng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan họp bàn việc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đường cao tốc.

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia, tỉnh Quảng Bình đã và đang tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông - Vận tải quyết tâm thực hiện dự án theo đúng tiến độ và bảo đảm sự đồng thuận. Theo như hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (dự án đường cao tốc) qua 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị dài 267km, trong đó đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình có 3 dự án gồm: Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ.

Điều đáng nói, khi lãnh đạo chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng đang quyết tâm thực hiện tốt nhất dự án trọng điểm này thì nhiều hộ dân trên địa bàn lại tìm cách xây dựng các công trình, chờ đền bù và kéo theo hệ luỵ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Mặc dù chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên, việc tháo dỡ các công trình xây dựng cơi nới đang diễn ra chậm, đặc biệt tại huyện Quảng Trạch chỉ có 20 hộ gia đình tự nguyện tháo dỡ, vẫn còn 49 hộ gia đình có công trình xây dựng cơi nới. Huyện Quảng Ninh còn 9 hộ và huyện Lệ Thủy còn 12 hộ.

Tại cuộc họp của UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan mới đây, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá cao sự nỗ lực của các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, hiện tại việc thực hiện một số nội dung của dự án đang vướng mắc, làm chậm tiến độ cần phải tập trung tháo gỡ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các Ban Quản lý dự án (Bộ GTVT) có ý kiến trả lời cho tỉnh trước ngày 30/7/2022 về GPMB đối với đất quốc phòng; cập nhật các số liệu liên quan đến dự án và diện tích chiếm qua địa phận của từng huyện, thị xã, thành phố; việc ảnh hưởng của xói lở trong mùa mưa lũ sau khi tuyến cao tốc triển khai đối với các hộ dân ở thị xã Ba Đồn. Khẩn trương có ý kiến bằng văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình về việc cắm mốc lộ giới, làm căn cứ để UBND các huyện, thị xã, thành phố của địa phương thực hiện công tác GPMB đối với các công trình hạ tầng như UBND xã, trường học, chợ, trạm y tế, khu sân thể thao xã; hoàn thiện các thủ tục để chuyển kinh phí GPMB cho các huyện triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ GPMB theo yêu cầu của Chính phủ.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn cần đẩy nhanh công tác cập nhật, bổ sung Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến 2030 để UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, làm căn cứ điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện làm cơ sở lập dự án các khu tái định cư, khu nghĩa trang; giải quyết dứt điểm các trường hợp cơi nới, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi dự án. Rà soát, trình Sở Xây dựng thống nhất phương án cập nhật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung,... đảm bảo tiến độ lập dự án các khu tái định. Mặt khác, đẩy nhanh công tác lập dự toán chi hoạt động của Hội đồng GPMB cấp huyện gửi Sở GTVT tổng hợp, làm cơ sở trình thẩm định, phê duyệt dự toán chi hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ để phối hợp với Ban Quản lý dự án, các huyện, thị xã, thành phố nắm tình hình, khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện, không để phát sinh các điểm nóng, các vấn đề phức tạp, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các nội dung liên quan để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra.

Sông Lam-Anh Tuấn

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文