Thêm dự án đường sắt đô thị đề xuất “đội vốn” hơn 16 ngàn tỷ đồng

07:46 23/10/2022

Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa trình UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, trong đó số vốn được đề xuất điều chỉnh lên tới hơn 16 ngàn tỷ đồng.

Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 13/11/2008. Dự án có tổng chiều dài tuyến 11,5km, trong đó 8,5km đường đi ngầm, 3km đi trên cao.

Một đoạn tuyến của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đang được triển khai.

Điểm đầu Nam Thăng Long (CIPUTRA) theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài. Điểm cuối của tuyến giao với phố Trần Hưng Đạo.

Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2009-2015, thời gian bảo dưỡng dự kiến khoảng 5 năm. Tổng mức đầu tư dự án là 19.555 tỷ đồng, trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 16.485 tỷ đồng; vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội là 3.079 tỷ đồng.

Thế nhưng mới đây, MRB xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án bao gồm điều chỉnh đoạn tuyến đi ngầm thành 8,9km và đoạn tuyến trên cao thành 2,6km. Lý do bởi chiều dài phần đi ngầm và đi cao thay đổi so với Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt năm 2008, do thay đổi phương án trắc dọc đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang phần hầm ngầm đồng thời thay đổi phạm vi giữa 2 phần trên cao và ngầm.

Về phương tiện vận tải, theo quyết định phê duyệt là 14 đoàn tàu, MRB xin điều chỉnh giảm số lượng chỉ còn 10 đoàn tàu (tương ứng với thời gian giãn cách 6 chuyến/phút). Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án được điều chỉnh là 92,04ha thay vì 49,06ha theo quyết định ban đầu. Trong đó, diện tích đất xây dựng công trình là 34,06ha; diện tích đất bảo vệ công trình, hành lang an toàn để bảo đảm an toàn trong thi công và công tác quản lý trong quá trình khai thác vận hành là 57,98ha.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án tăng lên là do xác định lại hành lang bảo vệ tuyến cho đoạn đi cao và ranh giới tuyến đoạn đi ngầm trên cơ sở quy hoạch tổng mặt bằng tuyến và ga đã được thành phố phê duyệt.

Theo lãnh đạo MRB, tổng mức đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh là 35.679 tỷ đồng, tăng 16.124 tỷ đồng (tăng 82%) so với tổng mức đầu tư ban đầu là do thay đổi về quy mô đầu tư, làm tổng mức đầu tư tăng 3.807 tỷ đồng (khoảng 19%); thay đổi tỷ giá quy đổi, làm tổng mức đầu tư tăng 11 tỷ đồng (khoảng 0,1%); các nguyên nhân về giá làm tổng mức đầu tư tăng 5.769 tỷ đồng (khoảng 29,5%); thay đổi chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí đầu tư tăng 6.536 tỷ đồng (khoảng 33,2%).

Lãnh đạo MRB thừa nhận, dự án được nghiên cứu lập tại giai đoạn năm 2007-2008, khi đó ở Việt Nam chưa có đầy đủ các định mức, đơn giá áp dụng cho loại công trình đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn chỉ là dựa trên cơ sở suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang được xây dựng ở khu vực châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ thực hiện từ những năm 2000 đối với từng loại kết cấu công trình như nhà ga ngầm, nhà ga trên cao, kết cấu hầm đào hở, cầu cạn...

Mặc dù đơn vị tư vấn đã cập nhật suất đầu tư các dự án và xem xét đến sự tương thích với điều kiện thi công và mặt bằng giá cả tại Hà Nội thời điểm năm 2008, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên việc tính toán cũng chỉ dừng lại những vấn đề mang tính chất bình quân đối với một dự án, mà chưa xem xét đầy đủ đến các yêu cầu an toàn cao; chưa tính toán đủ tổ chức vận hành, khai thác, bảo dưỡng...

Ngoài việc đội vốn, MRB cũng kiến nghị thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn 2009-2034, thời gian hoàn thành xây dựng năm 2029, thời gian đào tạo vận hành bảo dưỡng 5 năm. Chỉ ra nguyên nhân phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, MRB cho biết, hợp đồng dịch vụ tư vấn chung cho dự án đã được ký vào tháng 3/2011 theo đúng tiến độ triển khai được phê duyệt.

Tuy nhiên, do quá trình xem xét, thẩm tra, thẩm định điều chỉnh dự án kéo dài từ năm 2012 đến nay chưa kết thúc nên chưa triển khai các gói thầu thi công xây lắp và thiết bị của dự án. Vì vậy, cần phải điều chỉnh tiến độ, thời gian thực hiện của dự án cho phù hợp với thực tế.

UBND TP Hà Nội nhận thấy các nguyên nhân chủ quan về yếu tố nhân lực, năng lực quản lý dự án ODA trọng điểm của thành phố còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong quá trình triển khai thi công dự án sắp tới, TP Hà Nội chỉ đạo sát sao chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ và hiệu quả.

Mới đây, báo cáo tới Quốc hội, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận: Tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều chậm so với dự kiến, đến nay mới đưa vào khai thác 13km đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Đặng Nhật

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Khi phát hiện người phụ nữ bế trên một cháu bé đang khóc không ngớt và chân tay co giật đứng ở lề đường, tổ tuần tra của Phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương đưa cháu bé trong tình trạng sốt cao, co giật đến bệnh viện cấp cứu. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại cháu bé đã giảm sốt, bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định.

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文