Thêm hai dự án giao thông trọng điểm được phê duyệt trong tháng 3

17:43 02/03/2023

Chiều 2/3, tại cuộc họp giao ban Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), ông Lê Quyết Tiến, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, thời điểm hiện tại, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương đầu tư 57/63 dự án, còn lại 6 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư.

Trong 57 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, có 39 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư. Còn lại 18 dự án, tiến độ phê duyệt đều chậm so với yêu cầu. Hiện tại, các chủ đầu tư/Ban QLDA đã lập kế hoạch điều chỉnh phê duyệt dự án. Trong đó, 2 dự án gồm: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dự kiến được phê duyệt đầu tư trong tháng 3/2023. 16 dự án khác sẽ được phê duyệt trong quý 2 và quý 3/2023.

Một số dự án cao tốc chậm phê duyệt đầu tư do vướng về mặt bằng.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tổng chiều dài 117,5km với quy mô 4 làn xe, chia làm 3 dự án thành phần, tổng mức đầu tư 21.935 đồng. Dự án dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác đồng bộ từ năm 2027. Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tổng chiều dài hơn 189 km được chia thành 4 dự án thành phần với tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành cơ bản toàn tuyến năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.

Được biết, nguyên nhân dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chậm phê duyệt đầu tư do dự án thành phần 2 đi qua khu vực địa hình khó khăn, chủ yếu là đèo dốc, chênh lệch cao độ rất lớn, dự kiến tổng mức đầu tư thiếu khoảng 900 tỷ đồng dẫn đến tổng mức đầu tư của 3 dự án thành phần phải cân đối lại để không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Quốc hội thông qua. 

Phạm Huyền

Do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra, đêm 7 và rạng sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mưa giông kèm theo gió mạnh. Dọc theo tuyến đường đèo dốc từ Km13-Km21 lên khu du lịch Tam Đảo, huyện Tam Đảo, nhiều cây thông và các cây cổ thụ khác đã gãy đổ, đất đá sạt lở chặn ngang đường.

Nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bật gốc đổ la liệt, không điện, không nước và không sóng viễn thông trong nhiều giờ cho đến nay. Đó là những gì bão cơn Yagi vừa đi qua… để lại cho Hải Phòng.

Sáng 8/9, Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết, anh cùng đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc và lãnh đạo ban, ngành đang đến hiện trường vụ sạt lở làm 5 người thương vong.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề về người và tài sản ở nhiều tỉnh, thành phố trong đó có Thủ đô Hà Nội. Sau một đêm trắng chống bão giúp dân, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội lại bắt tay vào công tác khắc phục hậu quả của cơn bão để lại, đảm bảo đường thông, hè thoáng cho người dân đi lại vì hàng nghìn cây xanh bị gẫy, đổ nằm la liệt trên các tuyến đường.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài Bão yêu cầu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phải bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân và hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước. Hơn lúc nào hết, đây là lúc người dân cần sự hỗ trợ, các lực lượng chức năng phải làm hết lòng, hết sức với trách nhiệm cao nhất vì nhân dân.

Từ chiều qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương trong tỉnh có mưa nhiều và mưa rất to, dẫn đến một số địa điểm bị sạt lở, một số đoạn ngầm qua suối bị ngập hoàn toàn. Lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thức trắng đêm đối phó với lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文