Hoạt động vận tải vào giai đoạn 2:

Tiếp tục nới lỏng quy định đi lại với hành khách

07:53 22/10/2021

Từ 21/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chính thức áp dụng quy định tạm thời mới về việc khai thác hoạt động vận tải trên cả 5 lĩnh vực trong giai đoạn 2 (từ 21/10 đến 30/11). Theo quy định này, nhiều chuyến tàu, chuyến xe, máy bay đều đã tăng chuyến hoặc được khai thác trở lại hoàn toàn. Cùng đó, nhiều quy định với hành khách tham gia giao thông cũng được nới lỏng như đi tàu không cần xét nghiệm (trừ vùng đỏ); hành khách và trẻ em đi cùng máy bay không cần tiêm đủ liều vaccine như trước.

Đường sắt, hàng không tăng chuyến hút khách

Trao đổi với phóng viên, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thông tin, từ 21/10 trên tuyến Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh, tổ chức chạy thêm hàng ngày một đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4 xuất phát tại hai ga Hà Nội và ga Sài Gòn lúc 19h25. Như vậy, từ 21/10, trên tuyến này sẽ có 3 đôi tàu khách hoạt động gồm: SE5/6, SE7/8 và SE3/4. Trên tuyến Hà Nội - Vinh, tổ chức chạy đôi tàu NA1/2. Trên tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng, từ ngày 22/10 tổ chức chạy đôi tàu SE21/22.

Trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, từ 23/10, tổ chức chạy thêm hàng ngày đôi tàu khách LP3/8. Như vậy, từ ngày 23/10, trên tuyến này sẽ có 2 đôi tàu hoạt động gồm LP5/6 và LP3/8. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng cho biết, trong các ngày từ 13 đến 20/10/2021 đã tổ chức chạy thí điểm 2 đôi tàu khách trên tuyến Bắc - Nam được 32 chuyến và 1 đôi tàu khách trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng được 16 chuyến, phục vụ nhu cầu đi lại của hơn 15 nghìn lượt hành khách đảm bảo an toàn. Các đoàn tàu này đều thực hiện nghiêm việc giãn cách (50% số chỗ trên tàu), với số vé bán ra đạt trên 90%.

Theo hướng dẫn mới của Bộ GTVT, điều kiện hành khách được quy định theo các cấp độ dịch nhưng nới lỏng so với trước. Tuy nhiên, việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 là bắt buộc đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4 (màu đỏ).

Trong giai đoạn 2, mạng bay của VietJet sẽ mở lại với 48 đường bay.

Cùng với ngành Đường sắt, trong giai đoạn 2, cả 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airway đều công bố mở bán vé toàn mạng bay. Cụ thể, Bamboo Airways khôi phục và tăng tần suất 31 đường bay nội địa, trong đó có 15 đường bay khứ hồi kết nối Hà Nội, 17 đường bay khứ hồi kết nối TP. Hồ Chí Minh (bao gồm đường bay TP Hồ Chí Minh – Hà Nội). Vietnam Airlines Group dự kiến khai thác gần 40 đường bay trên cả nước với hơn 90 chuyến/ngày từ 21/10, sau đó tăng lên gần 120 chuyến/ngày từ cuối tháng 10 đến tháng 11.

Đối với các đường bay kết nối Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh với các địa phương khác, Vietnam Airlines dự kiến khai thác 25 đường bay với tần suất tối thiểu 1 chuyến/ngày, sau đó có thể tiếp tục tăng lên 2 chuyến/ngày với một số đường bay có dự báo dung lượng khách lớn. Pacific Airlines cũng dự kiến nối lại các đường bay giữa TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Quy Nhơn, Huế, Phú Quốc, Chu Lai, Đồng Hới.

Với hàng không VietJet, bên cạnh việc khôi phục khai thác toàn bộ các đường bay kết nối TP. Hồ Chí Minh với Hà Nội, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trên cả nước, đến 30/11/2021, mạng bay của VietJet sẽ mở lại với 48 đường bay, phục vụ hành khách bay khắp Việt Nam. Đặc biệt, hãng hàng không VietJet cũng hỗ trợ xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí cho toàn bộ hành khách bay từ TP.Hồ Chí Minh và từ 22/10 miễn phí xét nghiệm cho hành khách bay từ Hà Nội.

Các địa phương cần tăng số chuyến vận tải khách liên tỉnh

Tối muộn 20/10, Bộ GTVT ban hành hướng dẫn mới với hành khách đi máy bay và đi tàu trong giai đoạn mới đến 30/11. Người đi máy bay cư trú tại địa bàn dịch cấp độ 4 (màu đỏ) hoặc vùng phong tỏa; xuất phát trên chuyến bay từ địa bàn dịch cấp độ 4; chuyến bay xuất phát từ Tân Sơn Nhất, Cần Thơ đều cần kết quả xét nghiệm âm tính (PCR hoặc test nhanh) trong 72 giờ trước chuyến bay. Hành khách tại địa bàn khác chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện: Kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ trước chuyến bay; có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine, trong đó liều cuối cùng tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến khi khởi hành chuyến bay; giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID hoặc giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay.

Với đường sắt, hành khách không cần xét nghiệm nếu đi từ vùng xanh, vàng, cam; chỉ thực hiện nếu từ vùng đỏ, vùng phong tỏa hoặc có yêu cầu điều tra dịch tễ. Người tiêm đủ liều vaccine và F0 đã khỏi bệnh cần xét nghiệm PCR hoặc test nhanh trong 72 giờ khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc vùng phong tỏa. Ngoài ra, hành khách cần xét nghiệm y tế khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng.

Cùng đó, ở lĩnh vực vận tải đường bộ, Bộ GTVT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan, đơn vị tại địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ tại hướng dẫn vận tải tạm thời. Đồng thời, cho phép hoạt động trở lại thêm các tuyến khác phù hợp với cấp độ dịch trên địa bàn địa phương; phấn đấu duy trì hoạt động từ 10% đến không vượt quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT.

Sau giãn cách, lại tăng nguy cơ “xe dù, bến cóc”

Hà Nội mới đây đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc COVID-19 là khách khai đi xe Vân Tuyến từ Bình Dương đi qua và có dừng tại Hà Nội. Điều đáng chú ý, đây không phải tuyến xe nằm trong hệ thống được cấp phép.

Thông tin từ Sở GTVT Hà Nội, theo lộ trình thí điểm hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt, đường bộ, hiện mới có các tuyến từ Hà Nội đi - đến các tỉnh, thành gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, với số chuyến bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo biểu đồ đã được công bố.

Hiện Hà Nội chưa có tuyến xe khách chính thức chạy tuyến Hà Nội-Bình Dương và ngược lại. Như vậy có thể nói, xe khách chạy từ Bình Dương ra Hà Nội nói trên là chạy chui. Cơ quan chức năng đang phối hợp tìm kiếm. Nguồn tin từ Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, việc mở thông các chốt  là tạo điều kiện đi lại cho người dân, song cũng là một trong những nguy cơ tạo ra hiện trạng “xe dù, bến cóc” sau thời gian giãn cách.

Điều đáng nói, nếu cơ quan chức năng không tăng cường kiểm tra, giám sát thì việc để lọt hành khách “dương tính” đi từ tỉnh này sang tỉnh khác là điều rất dễ xảy ra và rất khó truy vết hành khách đi cùng.

Cũng tại Hà Nội, theo phản ánh của nhiều người dân sinh sống gần khu vực vườn hoa chân cầu Nhật Tân thuộc địa bàn phường Phú Thượng, vài tháng gần đây, một “bến cóc” mọc lên hoạt động suốt đêm khiến họ mất ăn, mất ngủ bởi tiếng ôtô tải rầm rập, việc bốc dỡ hàng hóa cùng những lời qua, tiếng lại huyên náo.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý cầu Nhật Tân (Công ty Cổ phần Công trình giao thông Hà Nội) cho biết: “Có tình trạng xe tải đỗ ở khu vực này biến nơi đây thành một “bến cóc” tự phát. Xí nghiệp chỉ là đơn vị làm công tác duy tu, bảo dưỡng nên không có chức năng giải quyết tình trạng vi phạm trên. Xí nghiệp sẽ có văn bản gửi cơ quan chức năng địa bàn xử lý tình trạng trên”.

Nhật Uyên

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đã lập thành tích xuất sắc, phá thành công chuyên án mua bán người, bắt 2 đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo, đưa công dân sang làm việc tại nước ngoài sau đó bán cho các ổ nhóm tội phạm lừa đảo quốc tế tại các đặc khu Tam Giác Vàng.

Ngày 11/4, tại cuộc họp báo Quý I/2025 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (tên thương mại Golden Hills City, của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam) hiện đang được Bộ Kinh tế và Tài chính thẩm tra theo thẩm quyền.

Đại tá Vũ Thành Thức, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về hành vi làm nhục người khác, cơ quan điều tra đang làm rõ nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố.

Ngày 11/4, một công trường xây dựng tàu điện ngầm ở khu Gwangmyeong, ngay phía Nam Seoul (Hàn Quốc), đã bất ngờ bị sập, khiến hai công nhân mắc kẹt. Giới chức Seoul đã phát lệnh sơ tán với người dân xung quanh khu vực này. 

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ triệt phá thành công chuyên án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "tàng trữ, mua bán các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ" quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trong cả nước.

Theo tin từ TAND TP Hà Nội, ngày 14/4, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (viết tắt là Tổng Công ty Chè) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè.

Tưởng củ ấu tàu có chất bổ, ăn được, nhiều người đã mua về ngâm rượu uống, hoặc ăn thay bữa cơm. Các bác sĩ cảnh báo, trong củ ấu tàu có chất độc acotinin được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, ngày 11/4, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với bị cáo Hồ Đình Thái Hòa và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Dạy nghề lái xe Sài Gòn (TTDNLX Sài Gòn) thuộc Công ty TNHH Phát triển giáo dục và dạy nghề 3T (Công ty 3T).

Thực hiện 164 vụ trộm trên khắp địa bàn các tỉnh, thành Tây Nam Bộ với tổng giá trị tài sản bị thiệt hại hơn 10 tỉ đồng, băng siêu trộm bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt trên 210 năm tù.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文