Trục vớt cầu Phong Châu cần bao nhiêu tiền?

18:45 23/09/2024

Cục Đường bộ Việt Nam đã phê duyệt khoản kinh phí hơn 9 tỷ đồng để trục vớt cầu Phong Châu và các phương tiện gặp nạn trong vụ sập cầu.

Dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại cầu Phong Châu (Phú Thọ) sẽ được triển khai theo lệnh khẩn cấp với kinh phí tạm tính 9,13 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nguồn kinh phí này được chi cho công tác trục vớt xác cầu và phương tiện giao thông bị chìm đắm, đồng thời chi cho việc phân luồng, bảo đảm giao thông, bố trí người chốt trực.

Cục Đường bộ Việt Nam giao Sở GTVT tỉnh Phú Thọ làm đơn vị thực hiện dự án, làm thủ tục chỉ định nhà thầu thi công, quản lý tiến độ, chất lượng dự án.

Về phương án thi công trục vớt, thứ nhất, các phương tiện bị chìm nằm ngoài nhịp giàn thép sẽ được trục vớt ngay, đưa về gần bờ và được nâng nhấc vào bãi tập kết bằng cần cẩu chuyên dùng 150 tấn.

Cầu Phong Châu (Phú Thọ) sẽ được trục vớt theo lệnh khẩn cấp với kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Với các phương tiện bị kẹt trong giàn thép, không thể trục vớt ngay, đơn vị thi công sẽ dùng cần cẩu 400 tấn đặt trên bờ và 2 tàu có lắp trục vớt để nâng nhấc giàn thép lên khỏi mặt nước, cắt từng nhịp. Tàu lai dắt sẽ đưa từng nhịp giàn thép vào bờ và dùng cần cẩu chuyên dùng 150 tấn trên bờ nâng, nhấc, đặt vào khu vực bãi tập kết. Quá trình cắt các nhịp dàn thép, đơn vị thi công cũng đồng thời đưa phương tiện kẹt bên trong ra ngoài và kéo vào bờ.

Với nhịp giàn thép và phương tiện bị bồi lấp sâu dưới lớp cát, phù sa, đơn vị thi công sẽ sử dụng vòi xối, hút để loại bỏ lớp cát, phù sa bồi lấp trước khi trục vớt.

Đối với bê tông mặt cầu, trụ cầu, cọc, bệ mố chìm dưới nước, nhà thầu sẽ dùng cần cẩu 400 tấn đặt trên bờ và 2 tàu có lắp trục vớt để nâng nhấc lên mặt nước. Phần bê tông nhô lên đến đâu, máy xúc lắp đầu đục bê tông đặt trên tàu sẽ phá dỡ đến đó.

Cục Đường bộ Việt Nam thông tin thêm, đối với phần trụ cầu T7 bị đổ không thể phá dỡ, lai dắt nên đơn vị chưa tính toán kinh phí xử lý. Trước mắt, nhà chức trách sẽ thả phao cảnh báo an toàn giao thông thủy, chờ khi nước rút sẽ khảo sát tìm hướng phá dỡ.

Phạm Huyền

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文