Vận tải hành khách lao đao vì dịch và giá xăng

09:20 29/10/2021

Sau hơn 2 tuần Hà Nội mở lại vận tải khách liên tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đi lại hoạt động. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều nhà xe luôn trong cảnh “đói” khách và đối diện nguy cơ tạm dừng do không đủ khả năng bù lỗ.

Mỗi chuyến xe chỉ có 5-10 hành khách

Lãnh đạo Công ty Quản lý bến xe Hà Nội chia sẻ, ngay sau khi hoạt động vận tải khách liên tỉnh tái hoạt động, đơn vị này đã chủ động xây dựng kênh trao đổi trực tuyến trên zalo, trong đó có sự tham gia của các địa phương, nhà xe để trao đổi thông tin, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong điều tiết, tổ chức vận tải và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chính vì vậy, về thủ tục hay điều kiện hoạt động vận tải đã thuận lợi.

Tuần trước mỗi ngày cả 3 bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm chỉ có khoảng 100 xe xuất bến. Sang đến tuần này, con số đã nhích lên đôi chút, với khoảng 400 xe xuất bến/ngày, đa phần đi tuyến ngắn khoảng 300km. Cụ thể, ngày 25/10, số xe xuất bến là 420 xe; ngày 26/10 số xuất bến là 437 xe và ngày 27/10, có 463 xe xuất bến.

Nếu so với con số hàng nghìn chuyến xe trên mỗi bến, hàng vạn khách đi lại mỗi ngày như trước thời điểm diễn ra dịch COVID-19 thì quả là dịch vụ vận tải hành khách èo uột. Tình cảnh này cũng diễn ra ở bến xe Nước Ngầm. Dù Hà Nội thực hiện thí điểm vận tải khách liên tỉnh từ ngày 13/10, nhưng đến nay tại bến mới có một số nhà xe các tuyến đi Vinh, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Vũng Tàu… lên hoạt động. Các xe đều vắng khách, đạt khoảng 20% sản lượng trước thời gian giãn cách xã hội.

Nhiều doanh nghiệp vận tải khủng hoảng do giá xăng, dầu tăng cao. Ảnh: CTV.

Cung cấp thêm thông tin, ông Nguyễn Tuyển-Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, tính đến thời điểm này, người dân đi lại đã thuận tiện hơn giữa Hà Nội và hơn 20 tỉnh, thành. Thế nhưng, theo thống kê, từ ngày 21 đến ngày 24/10, các bến xe có khoảng hơn 1.000 chuyến đi đến Hà Nội, trong đó có hơn 5.000 hành khách. Tính ra trung bình mỗi chuyến xe chỉ có khoảng 5-10 khách.

“Nhiều nhà xe chia sẻ với chúng tôi, nếu với lượng khách này, họ không đủ bù lỗ, dù rất muốn chạy xe”, ông Tuyển nói và thông tin thêm: Để động viên các nhà xe mới hoạt động trở lại, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thời gian qua cũng kiến nghị thành phố nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp, trong đó có những giải pháp cụ thể như: Giảm phí dịch vụ bến bãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động để hoạt động vận tải khách dần trở lại trạng thái ổn định.

Xăng dầu tăng "phi mã"

Trước đó, có mặt tại bến xe Giáp Bát, chúng tôi chứng kiến những khoảng trống khu vực xếp khách đã được phủ kín bởi các tuyến xe khách quay trở lại hoạt động. Thế nhưng, cả khoảng sân rộng hàng nghìn mét vuông chỉ lác đác vài hành khách. Mật độ phương tiện đưa hàng hóa đến gửi về các tỉnh cũng thưa thớt, trầm lắng. 

Anh Nguyễn Khánh, chủ xe khách liên tỉnh chạy tuyến Trực Phú (Nam Định) - bần thần đứng nhìn ra phía hành lang nơi khách mua vé để ra xe, với mong mỏi đón thêm được vài ba hành khách trước giờ xuất bến cận kề.

Anh Khánh cho biết, 9h40 xe đã xuất bến nhưng khách thì lác đác, cả tiếng đồng hồ mới được hai khách. Sáng nay chuyến lên cũng chỉ có 3 người, chỉ phủ được 1/10 lượng ghế. Trong khi trước dịch, chạy được khung giờ này thì chỉ cần ra đến cổng là xe đã đầy khách.

“Tổng chi phí cho mỗi chuyến xe (nhiên liệu, phí cầu đường, nhân lực) là 2,1 triệu đồng. Trong khi cả lượt đi lượt về chưa nổi 10 khách. Với giá vé chưa đến 100.000 đồng/người, ngày đầu tiên chạy lại sau 4 tháng giãn cách xem như lỗ nặng”, anh Khánh than thở.

Nhiều nhà xe vắng khách, lo ngại chạy xe không đủ bù chi phí.

Khó khăn chưa dừng lại, từ ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít. Theo đánh giá, giá xăng dầu đạt ngưỡng cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Điều này đã khiến doanh nghiệp vận tải rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất, vừa chịu tác động của dịch bệnh, vừa chịu tác động của việc tăng giá xăng dầu.

Là doanh nghiệp có hơn 70 đầu xe chạy tuyến cố định Hà Nội - Lào Cai, ông Lê Anh Dũng, Giám đốc doanh nghiệp vận tải hành khách Hà Sơn - Hải Vân (Lào Cai) cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 20% doanh thu, đến nay tăng thêm khoảng 10% nữa khiến doanh nghiệp thêm gánh nặng.

Ở giai đoạn bình thường chi phí nhiên liệu của Hà Sơn - Hải Vân khoảng hơn 4 tỷ đồng/tháng. Đến nay khi tăng giá xăng dầu, mỗi tháng doanh nghiệp sẽ phải chi thêm khoảng 400 triệu đồng. Doanh nghiệp hiện chỉ được hoạt động với 20% tần suất công bố nên rất khó để doanh nghiệp điều chỉnh giá vé.

Tương tự, ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc taxi Mai Linh miền Bắc cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh nghiệp chỉ được hoạt động 50% số lượng phương tiện, doanh thu chỉ đạt 15 - 20% so với trước dịch, trong khi vẫn phải trả gốc, trả lãi ngân hàng và nhiều chi phí khác.

Giá xăng dầu tăng bắt buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước, nếu không sẽ phải bù lỗ. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, việc điều chỉnh giá cước cũng không phải dễ do người dân vẫn còn e ngại đi lại bằng phương tiện công cộng.

Đặng Nhật

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文