Việt Nam là một trong 45 quốc gia có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT giảm trên 30%

09:37 14/12/2023

Đại diện WHO cho biết, Việt Nam là một trong số 45/193 quốc gia thành viên có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ giảm trên 30% trong giai đoạn 2011-2020.

Ngày 14/12, thông tin từ Thuỵ Sĩ, ông Khuất Việt Hùng Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, tại Geneva, Thuỵ Sĩ vừa diễn ra Hội nghị Liên hợp quốc về Hợp tác bảo đảm an toàn giao thông bộ (UNRSC 2023).

Tại đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố Báo cáo An toàn giao thông (ATGT) Đường bộ toàn cầu 2023 trong đó tổng kết những thành tựu chính của Kế hoạch hành động toàn cầu Thập kỷ vì ATGT đường bộ lần thứ nhất (2011-2020); công bố số liệu nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ toàn cầu năm 2021; những thay đổi về thể chế, chính sách về ATGT của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc; dữ liệu cơ sở để so sánh, kiểm chứng và đánh giá kết quả của Kế hoạch hành động toàn cầu Thập kỷ vì ATGT đường bộ lần thứ hai (2011-2020).

Tại lễ công bố, đại diện WHO chúc mừng Việt Nam là 1 trong số 45/193 quốc gia thành viên có tỷ lệ nạn nhân tử vong do TNGT đường bộ giảm trên 30% trong giai đoạn 2011-2020. Cụ thể giảm từ 25.4 người/100.000 dân vào năm 2010 xuống còn 17.7 người/100.000 dân vào năm 2021 (giảm 43,5%).

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia (Việt Nam) cùng các đại biểu quốc gia, thành phố, Liên minh Thanh niên, quỹ từ thiện thảo luận về kết quả Thập kỷ An toàn giao thông đường bộ.
 

Hội nghị cũng đánh giá cao cam kết mạnh mẽ, sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đối với công tác bảo đảm TTATGT nói chung và bảo đảm ATGT đường bộ nói riêng.

Được mời chia sẻ tại hội nghị, ông Khuất Việt Hùng cho biết, những kết quả mà Việt Nam giành được trong công tác bảo đảm ATGT đường bộ nói riêng và bảo đảm TTATGT nói chung trong giai đoạn 2010-2020 có được từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị dưới dự lãnh đạo của Đảng.

Trong 10 năm qua, Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI chính là cơ sở chính trị quan trọng nhất, là động lực trung tâm để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện các giải pháp về bảo đảm ATGT.

TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới chia sẻ tại hội nghị.

Quán triệt tinh thần của Chỉ thị 18, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan, đoàn thể, lực lượng khác nhau về bảo đảm ATGT thống nhất nhận thức rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và bản thân mình trong thực hiện nhiệm vụ.

Ông Hùng nhấn mạnh thêm: "Cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng lòng nhất trí, quyết tâm thực hiện nghiêm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới dự giam sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cùng với sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã giành được những kết quả đáng khích lệ về bảo đảm ATGT trong giai đoạn vừa qua".

Nói về những định hướng của Việt Nam để thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu thập kỷ vì ATGT đường bộ lần thứ hai (2011-2020), ông Hùng cho biết: "Bước vào giai đoạn 2021-2030, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII đã tổng kết Chỉ thị 18 và Ban hành Chỉ thị 23-CT/TW ngày 4/5/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới với những quan điểm, mục tiêu và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Đặc biệt, triển khai Chỉ thị 23, trong năm 2023 và 2024, Việt Nam sẽ xây dựng và ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn thiện hệ thống các quy định về quy tắc giao thông, hành vi tham gia giao thông, an toàn kỹ thuật phương tiện, an toàn trong hoạt động vận tải cũng như công tác chỉ huy, điều khiển hoạt động giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT, giải quyết tai nạn giao thông tiệm cận với thông lệ quốc tế…

Đặc biệt, luật sẽ quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan chủ trì chung, cơ quan chủ trì về chuyên môn, cơ quan phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ. Luật mới sẽ tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc, toàn diện để tổ chức thực hiện một cách hiệu lực, hiệu quả các chính sách, giải pháp bảo đảm TTATGT đường bộ trong giai đoạn tới".

Theo ông Hùng, từ năm 2021, Bộ Công an Việt Nam cũng đã thực hiện chủ trương đưa công an chính quy về xã, theo đó, lực lượng trực tiếp làm công tác thực thi pháp luật về TTATGT sẽ có ở cả 4 cấp, từ trung ương, tỉnh, huyện đến xã. Đây sẽ là sức mạnh mới để Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong tình hình mới.

Phạm Huyền

Chiều 27/5, Đại tá Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa đã ký tờ trình gửi Bộ Công an đề nghị khen thưởng thành tích xuất sắc đột xuất đối với Trung tá Phan Trần Anh Phương, cán bộ Trạm CSGT Ninh Hòa, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa đã hy sinh trong khi thực thi nhiệm vụ.

Ngày 27/5, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Cục Cửa khẩu BĐBP và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển trái phép số lượng lớn ma túy đưa từ Lào qua cửa khẩu quốc tế La Lay về Việt Nam tiêu thụ.

Xem xét đề xuất chính thức của Việt Nam, ngày 8/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần rất quan trọng để đánh giá, công nhận quy chế kinh tế thị trường (KTTT) đối với Việt Nam trong thời gian tới. Lợi dụng vào sự kiện này, một số chính khách, học giả thiếu thiện chí và không ít phần tử cơ hội, chống đối, phản động đã tung ra nhận định, đánh giá thiếu khách quan, thậm chí lôi kéo, xuyên tạc vấn đề này để chống phá Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Thông tin Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên ngày 27/5 cho biết, đã có kết luận điều tra và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố 22 bị can trong một vụ án có 3 tội danh liên quan đến sai phạm trên lĩnh vực đất đai xảy ra ở huyện Đông Hòa trước đây – nay là thị xã Đông Hòa.

Công trình hồ chứa nước Khe Ngang nằm trên địa bàn TP Huế (Thừa Thiên Huế) thuộc tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà được đưa vào sử dụng năm 2014. Với dung tích khoảng hơn 12 triệu m3 nước, hồ chứa này cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 600ha cây trồng vùng đồng bằng, bán sơn địa cho thị xã Hương Trà và TP Huế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文