Xử phạt hàng loạt tài xế xe máy chạy vào cao tốc Đại lộ Thăng Long

14:18 05/08/2024

Ngày 5/8, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác cắm chốt làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, xử lý người điều khiển xe máy đi vào làn cao tốc trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Quá trình làm nhiệm vụ để đảm bảo an toàn, tổ công tác đặt cọc tiêu và biển thông báo chốt kiểm tra từ xa.

Ngày 5/8, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác cắm chốt làm nhiệm vụ đảm bảo TTATG, xử lý người điều khiển xe máy đi vào làn cao tốc trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội). Quá trình làm nhiệm vụ để đảm bảo an toàn, tổ công tác đặt cọc tiêu và biển thông báo chốt kiểm tra từ xa.

Trung tá Phạm Văn Chiến, Đội trưởng Đội CSGT số 6 cho biết, Đại lộ Thăng Long hay còn có tên gọi khác là cao tốc Láng - Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ. Toàn tuyến dài hơn 30 km, đi qua 2 quận và 3 huyện của Thủ đô. Tuyến đường được thiết kế với làn dành riêng cho ôtô có vận tốc từ 80 – 100 km/h. Suốt dọc tuyến Đại lộ Thăng Long có rất nhiều điểm ra vào, giao cắt, hầm chui kết nối với các quận huyện.

Chính bởi vậy, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng người dân ven đô đi xe máy vào làn đường dành riêng cho ô tô. Đặc điểm hạ tầng này cũng khiến việc chốt chặn hay tuần tra xử lý thì gặp rất nhiều khó khăn, do ý thức tuân thủ chưa cao. 

Hành vi của những người đi xe máy như này cho thấy sự coi thường pháp luật cũng như tính mạng của chính mình và người xung quanh chỉ để “tránh cảnh tắc đường và đi nhanh hơn”.

Ghi nhận thực tế tại chốt của tổ công tác Đội CSGT số 6, Cảnh sát liên tục phát hiện, chặn dừng xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, trong quá trình làm nhiệm vụ, Cảnh sát cũng phải đối diện nhiều nguy hiểm khi có những tài xế xe máy cố tình tăng ga uy hiếp hay quay đầu xe bỏ chạy.

Một trong những trường hợp vi phạm bị xử lý là bà bà N.T.H. (trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) biện mình rằng đi theo những người khác nên không biết đây là đường cao tốc cấm xe máy. Khi đi vào rồi mặc dù rất sợ nhưng đã lỡ nên đành phải đi đến hết đường để tìm lối ra.

Trường hợp khác là anh N.M.L. (cũng trú ở huyện Quốc Oai) trình bày rằng đường đông phương tiện, vì sợ đi làm muộn nên chọn phương án chạy vào đường cấm cho nhanh. Sau lần bị xử phạt này, anh L. hứa không tái phạm.

Trong quá trình tổ công tác làm việc, có không ít trường hợp liều lĩnh, cố tình tăng ga để trốn tránh nhưng không thoát được lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Theo Đội CSGT số 6, ​​​​​​đối với lỗi điều khiển xe máy đi vào làn đường cao tốc, người vi phạm sẽ bị lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 3,5 tháng. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.

Cũng trong ngày hôm nay, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cũng cắm chốt xử lý tình trạng người đi xe máy lưu thông lên đường Vành đai 2 trên cao.

Hiện tượng vi phạm diễn ra chủ yếu vào giờ cao điểm, bắt đầu từ chân cầu Vĩnh Tuy đến nút giao Đại La - Giải Phóng (quận Hai Bà Trưng) và từ đầu đường Trường Chinh đến nút giao Tây Sơn - Trường Chinh - Đường Láng (quận Đống Đa). Các vi phạm đều chung một lý do... "sợ tắc đường".

2 trong số những trường hợp bị xử lý là chị N.T.H (ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) trình bày, do là huấn luyện viên sức khỏe, có hẹn làm việc ở quận Đống Đa, sợ đến muộn nên đã đi lên đường Vành đai 2 trên cao.

Tương tự, anh N.T.L (ở quận Long Biên, sinh viên một trường đại học trên đường Giải Phóng) cho biết, do dậy muộn sợ chậm điểm danh nên đã vi phạm.

Đội CSGT số 4 cho biết, quá trình làm nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, không ít trường hợp quay đầu, lao thẳng vào tổ công tác và người tham gia giao thông. Chính vì vậy, khi làm nhiệm vụ phải đặt mục tiêu an toàn cho người dân trên hết nên thường CSGT phải cảnh báo và ra hiệu lệnh từ xa Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra xử lý, tổ công tác đã yêu cầu người vi phạm trình giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện qua ứng dụng VNeID.

Trường Thắng

Ngày 26/9, đại diện Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Phước cho biết, ngay sau khi nắm bắt được sự việc, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo Công đoàn các KCN nhanh chóng hỗ trợ người lao động các thủ tục pháp lý gửi đến cơ quan chức năng để hỗ trợ công nhân đòi quyền lợi.

Ngày 26/9, Công an TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết đã triệt phá thành công chuyên án ma tuý, bắt giữ “nữ hoàng” ma tuý hồng phiến cùng 4 đối tượng có liên quan, thu giữ lượng lớn ma tuý hồng phiến.

“Khi nhận được thông tin và biết mình có cùng nhóm máu có thể hiến, tôi và anh Sơn không chút chần chừ, để có mặt hiến máu giúp đỡ bệnh nhân. Tôi nghĩ rằng, là tôi, hay bất kỳ ai trong tình huống đó cũng sẽ hành động như chúng tôi mà thôi…” – Đó là những lời chia sẻ của Thượng úy Mai Đức Lộc, cán bộ Đội An ninh Công an TP Sơn La trong một lần tham gia hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch.

Nghiên cứu tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn hiện đang gặp rất nhiều khó khăn...

Theo Bộ Công an, việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文