Xử phạt vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình

19:24 28/07/2024

Hà Nội xử phạt xe hợp đồng chở khách vi phạm thông qua đối chiếu dữ liệu giám sát hành trình (GPS) nhằm loại bỏ tình trạng xe “dù”, bến “cóc”.

Theo Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, từ đầu năm 2024, Thanh tra Sở đã xây dựng kế hoạch chuyên đề kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình, camera gắn trên xe ô tô.

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội kiểm tra xe khách trên đường Phạm Hùng.

Thanh tra Sở GTVT chỉ đạo các Đội Thanh tra GTVT trực thuộc phối hợp với lực lượng Công an, các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Việc kiểm tra được thực hiện tại các bến xe lớn trên địa bàn thành phố, như: Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm và các tuyến đường lân cận bến xe, như Phạm Hùng, Nguyễn Hoàng, Khuất Duy Tiến, Trần Thủ Độ, Đỗ Mười, Giải Phóng...Thông qua dữ liệu GPS, lộ trình, hoạt động của xe sẽ được giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm nếu cố tình vi phạm.

Theo lãnh đạo Thanh tra GTVT, kiểm tra chủ yếu tập trung vào vi phạm điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định; vi phạm về thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian làm việc trong ngày của lái xe; vi phạm không truyền dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình được gắn trên phương tiện về Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định.

Kiểm tra hành trình vận chuyển trên hệ thống Giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam, đối chiếu với các vi trí đón, trả khách được ghi trên hợp đồng vận chuyển để xác định lái xe, doanh nghiệp kinh doanh vận tải có vi phạm về đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp, điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau.  

Ngoài ra, Thanh tra Sở tiến hành việc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe (thẻ GPS) để đăng nhập vào hệ thống Giám sát hành trình khi bắt đầu thực hiện hành trình và đăng xuất khỏi hệ thống khi kết thúc hành trình của lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và tổng thời gian làm việc trong ngày của lái xe. Việc này liên quan trực tiếp đến sức khỏe, điều kiện làm việc của người lái xe, ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện an toàn khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 209 trường hợp với tổng số tiền xử phạt hơn 11,8 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 64 trường hợp, tước phù hiệu xe 141 phương tiện.

Trong đó, vi phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình, đã lập biên phản xử phạt 118 trường hợp, với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe có thời hạn 46 trường hợp, tước phù hiệu xe 68 phương tiện.

Về vi phạm liên quan đến thẻ nhận dạng lái xe, đã lập biên bản xử phạt 91 trường hợp, tổng số tiền xử phạt hơn 678 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 18 trường hợp và 73 phương tiện bị tước phù hiệu xe.

Theo Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, kết quả giám sát các phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách theo hợp đồng thông qua dữ liệu thu được từ hệ thống giám sát hành trình của Cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành theo dõi, phát hiện 24 phương tiện xe hợp đồng hoạt động có hành trình cố định, thời gian cố định, vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải theo hình thức hợp đồng.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản xử phạt 17 trường hợp vi phạm (có gắn thiết bị giám sát hành trình nhưng không hoạt động theo quy định, không cấp thẻ nhận dáng lái x echo lái xe theo quy định) với tổng số tiền phạt hơn 200 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 trường hợp, tước phù hiệu xe 14 phương tiện.

Theo Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Cao Văn Hiệp, thông qua việc kiểm tra hành trình vận chuyển trên Hệ thống giám sát hành trình của Cục đường bộ Việt Nam, cơ quan chức năng căn cứ vào các vị trí đón, trả khách được ghi trên hợp đồng vận chuyển để xác định tài xế, doanh nghiệp kinh doanh vận tải có vi phạm hay không.

Hà Nội là địa phương đầu tiên xử phạt vi phạm của xe khách trá hình thông qua đối chiếu dữ liệu thu được từ thiết bị GPS. Thời gian tới, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tiếp tục phối hợp với lực lượng CSGT, Công an các quận, huyện kiểm tra, xử lý các xe khách tuyến cố định dừng, đỗ đón, trả khách ngoài khu vực bến xe, tập trung tại các bến xe.

Kiểm tra, xử lý các xe hợp đồng hoạt động đón, trả khách tại các điểm thuộc văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp vận tải, từng bước xóa bỏ tụ điểm “bến cóc” trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thiết bị giám sát hành trình.

T.H

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Ngày 8/1, Đảng bộ Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đơn vị được Tỉnh ủy và Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức đại hội điểm, nhiệm kỳ 2025-2030. 

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文