Trưởng Công an phường làm tốt công tác chuyển hóa địa bàn

08:04 02/02/2020
Trung tá Trần Sửu – Trưởng Công an phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đến với nghề như một duyên nghiệp. Năm 1992 Sửu tình nguyện nhập ngũ vào Bộ đội Biên phòng, nhưng khi kết thúc khóa huấn luyện, anh được Công an tỉnh Khánh Hòa tuyển chọn, phân công nhiệm vụ ở Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an TP Nha Trang.


Sau 4 năm công tác, Sửu trúng tuyển vào Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II ở TP Hồ Chí Minh. Rời trường tháng 10-1998, anh làm trinh sát các Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an Khánh Hoà hơn 4 năm thì về Công an phường Ngọc Hiệp làm Cảnh sát khu vực (CSKV) Ngọc Thảo cuối năm 2002.

Trung tá Trần Sửu.

Lúc đó Ngọc Thảo là địa bàn “nửa quê, nửa phố” nhưng trật tự xã hội khá phức tạp. Khi thấy người cán bộ Cảnh sát khu vực non trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhiều người dân lo ngại anh không hoàn thành nhiệm vụ. Nhận biết điều đó nên anh không chỉ trao đổi, học tập kinh nghiệm từ nhiều Cảnh sát khu vực ở TP Nha Trang, mà dành rất nhiều thời gian bám địa bàn ngày đêm xóa sổ nhiều tụ điểm cờ bạc, đấu tranh ngăn chặn một số nhóm thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập rượu, bia rồi gây rối, đánh nhau, chặn đường phụ nữ giở trò sàm sỡ, kiến quyết đưa hai đối tượng nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh.

Mặt khác, anh rà soát, phân loại đối tượng hình sự, tìm hiểu đời sống nhiều người có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phối hợp chính quyền và các đoàn thể cảm hóa giáo dục, kiểm điểm, xử lý thấu tình đạt lý. Từ kinh nghiệm công tác, anh đã đạt loại giỏi trong cuộc thi CSKV của Công an TP Nha Trang, 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua cơ sở, nên cuối năm 2006, anh được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng Công an phường Vĩnh Nguyên.

Nơi đây là địa bàn “nửa đảo, nửa phố”, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân hạn chế, 60% sinh sống bằng nghề đánh bắt – nuôi trồng hải sản, dịch vụ tàu thuyền đưa đón du khách, buôn bán nhỏ lẻ, lao động phổ thông, 40% người dân cư trú lâu đời tại nhiều đảo trên vịnh biển Nha Trang trong khi đơn vị không có ca nô nên khi cán bộ – chiến sĩ ra đảo phải theo tàu chợ mỗi ngày một chuyến hay “quá giang” tàu khách du lịch.

Vĩnh Nguyên cũng là nơi có cảng Nha Trang  - một đầu mối giao thông đường biển khu Nam Trung bộ và bến tàu du lịch Cầu Đá đưa đón du khách tham quan, nghỉ dưỡng Vinpearl, Hòn Tằm, Hòn Yến, Hòn Mun, Thuỷ cung Trí Nguyên…

Với chức trách được giao, Trung tá Trần Sửu đã tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn,  xử lý hiệu quả nhiều vụ việc về ANTT; tham gia hòa giải ổn thỏa nhiều vụ tranh chấp, mâu thuẫn không để khiếu kiện phức tạp kéo dài; cùng đồng đội chủ động truy xét, làm rõ nhiều vụ cướp giật, trộm cắp, lừa đảo…

3 mùa mưa lũ gần đây, nước từ núi Chụt trút xuống có nguy cơ gây sạt lở đất đá, Trung tá Trần Sửu cùng đồng đội bám cơ sở vận động, hỗ trợ sơ tán gần 130 lượt người dân rời khỏi tầm nguy hiểm và đã cứu nạn 7 người thoát chết. Khi có người dân tai nạn, mắc bệnh hiểm nghèo, tang gia, anh chỉ đạo CSKV thăm viếng, vận động hỗ trợ trường hợp khó khăn…

Hơn 13 năm ở phường Vĩnh Nguyên, Trung tá Trần Sửu trực tiếp chỉ đạo đấu tranh khám phá nhiều vụ phạm pháp hình sự.  Khi nghe tôi hỏi về bí quyết thành công, Trung tá Trần Sửu chia sẻ chân tình: “Gần dân, lắng nghe dân, phục vụ nhân dân bằng tất cả tấm lòng, tình cảm và trách nhiệm của người chiến sĩ Công an nhân dân thì người dân tin yêu, hỗ trợ tích cực để Công an hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Hữu Toàn

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文