Băng nhóm ma cô sống ký sinh bệnh viện lĩnh án

18:35 23/05/2014

Buồn làm sao, gắn với không ít bệnh viện hiện còn có nạn trộm cắp, nạn cò lộng hành, nạn ma-cô cho vay nặng lãi, trấn cướp tài sản của những người lao động nghèo quanh khu vực bệnh viên. Mới đây, sự kiện băng nhóm ký sinh nơi bệnh viện do đối tượng Nguyễn Kim Của cầm đầu đã phải ra hầu tòa vì các tội “Cướp tài sản” và “Cưỡng đoạt tài sản” tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã minh chứng cho vấn nạn xã hội nhức nhối ấy. Vụ án trên phản ánh sự táng tận lương tâm của những kẻ sống ký sinh trên thân xác người lao động nghèo.

"Bóp cổ" thẳng tay…

Có rất đông người nghèo lam lũ buôn bán ở khu vực Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (phường 12, quận 5, TP HCM) đến tòa để chứng kiến ngày phải trả giá của tên trùm Nguyễn Kim Của cùng đồng bọn.

Nhiều người không ngần ngại bày tỏ sự vui mừng khi không nghĩ cái ngày này lại trở thành hiện thực: "Chúng tàn ác, xảo trá dữ lắm! Tội của bọn này, đem xử bắn cả chục lần vẫn chưa hết tội! Chúng hoạt động trong một thời gian dài coi trời bằng vung, có người vì làm đơn tố cáo chúng mà bị ăn những trận đòn thù thừa sống thiếu chết" - bà Y., bán bánh mì trước bệnh viện, một trong nhiều nạn nhân bị băng nhóm của Kim Của lúc đến dự khán, căm phẫn.

"Chị Dương Thị Thảo bán sữa đậu nành trước cổng bệnh viện. Ngày 9/12/2011, Của đến đuổi không cho chị Thảo bán, chị năn nỉ thì Của bỏ đi. Ngày hôm sau, Của buộc chị Thảo bán đến 9 giờ. Do sợ bị Của hành hung nên chị Thảo đưa cho Của 400.000 đồng.

Đến khoảng 8 giờ ngày 24/6/2012, Của cùng Huỳnh Như (tự Bé Đen) khu vực cổng bệnh viện đến chỗ chị Thảo nói: "Ê đậu nành, lâu lắm rồi, mấy tháng rồi, mày tính sao?". Hiểu rằng tên Của đòi tiền bến bãi, sợ nếu không đưa tiền sẽ bị hành hung nên chị Thảo đưa cho Của 100.000 đồng. Tổng số tiền Của chiếm đoạt của chị Thảo là 500.000 đồng".

Trên đây chỉ là một phần trích đoạn về thủ đoạn "bóp cổ" người bán hàng rong trước cổng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch của Nguyễn Kim Của cùng đồng bọn. Sở dĩ chị Thảo ngoan ngoãn cống nộp cho tên này bởi rút kinh nghiệm thương đau trước đó của chị Tô Kim Nghĩa (ngụ phường Bình Trị Đông B) bán cháo trước bệnh viện vì dám "coi thường" lời đe nẹt của hắn mà bị đá dập mặt.

Hồ sơ vụ án cho biết, ngày 15/6/2012, lúc chị Nghĩa đang bán hàng thì Của đến đuổi đi, bắt phải đóng tiền bến bãi hàng tháng 500.000 đồng mới được phép… kiếm cơm: "Chị Nghĩa không nói gì và tiếp tục bán thì bị Của đá vào người rồi bỏ đi. Sau đó, ngày 24/6 khi chị Nghĩa đang bán thì Của đi xe gắn máy đến tiếp tục yêu cầu đưa tiền. Lo sợ nếu không đưa sẽ không được cho bán mà còn bị đánh nên chị Nghĩa lấy 200.000 đồng đưa cho Của".

Danh sách những nạn nhân bị tên ma cô Nguyễn Kim Của chẳng có ai khá giả hay giàu có, họ đều là những người nghèo tứ xứ phải dầm mưa dãi nắng, buôn gánh bán bưng trước cổng bệnh viện để lo cuộc sống gia đình, và không một ai trong số họ thoát khỏi nanh vuốt của đám đầu gấu mất hết tính người. Có những nạn nhân bị chúng dùng bạo lực uy hiếp thu tiền bến bãi vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có người bị chúng thu đến hàng chục triệu đồng.

Như trường hợp của bà Phan Thị Cúc (ngụ đường Bãi Sậy, phường 1, quận 6). Cáo trạng cho biết, bà Cúc bán bánh bèo trước cổng bệnh viện từ năm 2003, đến năm 2006 thì Của hùng hổ đến ra "tối hậu thư" muốn tồn tại thì mỗi tháng phải "cống" cho y 500.000 đồng gọi là "tiền bảo kê". Ngoài ra theo lệnh của hắn thì vào các dịp lễ, tết bà Cúc còn phải "quà cáp" thêm cho y được quy ra bằng tiền mặt là 500.000 đồng.

Đông đảo nạn nhân của đám ma cô bệnh viện đến dự phiên tòa.

Vì miếng cơm manh áo, lại thân cô thế cô nên bà Cúc cắn răng chấp nhận mọi yêu cầu của tên ma cô. Mải miết mưu sinh đồng thời vật vã kiếm tiền đóng bảo kê cho Của đến giữa tháng 12/2011 thì bà Cúc "đuối", năn nỉ Của "hạ giá" xuống 300.000 đồng thay vì 500.000 đồng và được tên này đồng ý chốt giá 400.000 đồng. Nhưng được vài ba hôm thì Của lật lọng bắt bà Cúc phải đóng thêm 300.000 đồng mới được yên thân.

Theo kết luận của Cơ quan điều tra tính thì đến tháng 5/2012, tổng số tiền mà Của chiếm đoạt của bà Cúc lên đến… 42 triệu đồng!          

Tài xế xe ôm - người nuôi bệnh cũng bị… "mần thịt"

Không chỉ thu tiền bảo kê bến bãi với người buôn bán, đối tượng Nguyễn Kim Của với sự hỗ trợ đắc lực của 2 tên đàn em là Vương Sĩ Hùng (SN 1970, ngụ quận 8), Huỳnh Như (SN 1991, ngụ quận Bình Tân) cùng một số tên du thủ du thực khác còn dùng bạo lực cưỡng đoạt tài sản của những người chạy xe ôm dưới hình thức thu "hụi" ngày. Bác tài nào bất tuân thì chúng dọa đánh, dọa chém!

Từ năm 2006, có 6 bác tài chạy xe ôm bị băng nhóm của Nguyễn Kim Của "mần thịt" không thương tiếc với thủ đoạn như thế. Có người bị chúng thu tiền bảo kê bến bãi từ 3.000-13.000 đồng/ngày, đồng thời vào các dịp lễ, tết Của quy định mỗi bác tài phải nạp cho y một thùng bia. Ban đầu các nạn nhân mỗi ngày phải nộp tiền trực tiếp cho Của, đến đầu năm 2011 thì Của lệnh cho đàn em là Vương Sĩ Hùng đi "thu hụi" rồi về nộp cho mình.

Không chỉ thu tiền bến bãi, để tăng thu, Nguyễn Kim Của còn nghĩ ra nhiều chiêu thức "trấn tiền" độc địa khác từ các bác tài xe ôm. Đầu năm 2009, Của bắt 4 ông Hai, Trọng, Trinh, Dũng mỗi người phải vay của mình 2 triệu đồng, lãi suất 10.000 đồng/ngày, nếu ai không vay thì không cho chạy xe ôm nữa. Đến khoảng tháng 8/2011, các ông mỗi người bị buộc phải vay thêm của Của 4.000.000 đồng và phải trả 25.000 đồng/ngày tiền lãi.

Băng nhóm ma cô lúc tòa tuyên án.

Khó có thể diễn tả được nỗi căm hận của các bác tài xe ôm khi phải quần quật chạy xe ngày đêm để kiếm tiền nuôi sống vợ con nhưng làm được đồng nào đều bị Nguyễn Kim Của dùng thủ đoạn tước đoạt. Tổng cộng ông Hai bị Của chiếm đoạt khoảng 40 triệu đồng (gồm tiền cưỡng đoạt và tiền lãi), còn các ông Trọng, Trinh, Dũng phải trả tiền lãi cho Của mỗi người từ 21 đến 23 triệu đồng…

Đắng cay không kém các bác tài xe ôm là những người hành nghề nuôi bệnh cũng không thoát khỏi sợi dây thòng lọng của băng nhóm Nguyễn Kim Của. Từ năm 2007 đến năm 2012, cũng với thủ đoạn dọa đánh, dọa chém, bọn chúng đã ép nhiều người nuôi bệnh thuê đóng tiền bảo kê theo phương thức ngày hoặc tháng.

Quá trình xét xử cho biết, lúc đầu Của ra giá mỗi ngày nộp 15.000 đồng, đến tháng 5/2012 thì tăng tiền bảo kê hàng ngày lên 25.000 đồng và buộc mỗi người nuôi bệnh thuê phải vay từ 2-10 triệu đồng với lãi suất từ 20-100.000 đồng/ngày (tương đương 30%/tháng): "Tổng cộng từ năm 2010 đến tháng 8/2012, bà Cúc, vợ chồng bà Oanh-ông Ánh, bà Hoa, bà Đơn mỗi người đã đưa cho Của khoảng 20 triệu đồng tiền bảo kê. Ngoài ra, khoản tiền lãi bà Cúc đã trả cho Của khoảng 32 triệu đồng, vợ chồng bà Oanh-ông Ánh 70 triệu đồng, bà Hoa 43,2 triệu đồng, bà Đơn 20 triệu đồng…" - theo cáo trạng của Viện Kiểm sát.

Ngày tàn của “bạo chúa”             

Tìm hiểu về ông trùm Nguyễn Kim Của - đại ca của băng nhóm ma cô sống ký sinh trên thân xác người lao động nghèo tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi được biết trước khi bị bắt cùng các đồng bọn vào ngày 16/8/2012, tên này là tài xế taxi, có vợ là Huỳnh Thị Loan bán cà phê trước cổng bệnh viện. Lý lịch bị can ghi "ông trùm" này có tên gọi khác là Móm, sinh năm 1967, ngụ phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Học vấn 2/12, từ năm 1997, Của đã bị TAND quận 10 xử phạt 15 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật và cho vay nặng lãi” nhưng cho hưởng án treo.

Trước đó nữa, vào tháng 1/1986, Của bị Công an quận 11 bắt về hành vi cùng đồng bọn trộm cắp tài sản và đưa đi cưỡng bức lao động. Với thành tích bất hảo ấy, khi trở thành trùm ma cô ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Của đã "vào vai" rất ngọt khi cùng 2 tên đàn em là Huỳnh Như và Vương Sĩ Hùng thực hiện đến 19 vụ cưỡng đoạt tài sản của người bán hàng rong, tài xế xe ôm, người nuôi bệnh thuê tại bệnh viện. Để che giấu hành vi phạm tội, Của đã dùng bạo lực, dọa nạt, khống chế, ép buộc nhiều nạn nhân đi thu tiền của các bị hại khác về cống nạp cho mình….

Dẫn giải Nguyễn Kim Của và đồng bọn sau phiên xét xử.

Thời khắc tàn của băng nhóm ma cô Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch do Nguyễn Kim Của cầm đầu được điểm khi chúng cướp tài sản của chị Nguyễn Thị Kim Thúy (ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) bán hủ tiếu trên đường Ngô Quyền, gần cổng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Rạng sáng ngày 13/8/2012, khi chị Thúy chuẩn bị đồ để bán thì Của bất ngờ đi đến dùng dao xếp dí vào vai chị này hỏi có biết đó là gì không. Chị Thúy quay sang nhìn Của trả lời: "Mày chỉ biết đi hù dọa đàn bà" rồi ngồi xuống ghế tiếp tục xắt ớt!

Lẽ ra “nghề nghiệp” của Nguyễn Kim Của sẽ còn tiếp tục nếu như tên này không vì quá tham ăn mà… mắc nghẹn. Lúc chị Thúy ngồi xắt ớt, thấy chị có đeo sợi dây chuyền trên cổ nên Của nảy sinh ý định chiếm đoạt. Hắn tiếp tục lấy dao dí vào đùi chị Thúy đồng thời dùng tay kia chộp lấy sợi dây chuyền và nói: "Mày bảo không có tiền sao đeo dây chuyền". Sợ bị lấy nên chị Thúy nói đó là dây chuyền giả, Của nghe vậy bảo: "Nếu là giả thì tao lấy nha" rồi hắn gỡ sợi dây chuyền trên cổ chị.

Khai tại Cơ quan điều tra, chị Thúy cho biết khi ấy vì bị Của dí dao vào đùi nên chị sợ bị đâm mà không dám phản ứng. Lấy sợi dây chuyền rồi, Của đi sang bên kia đường đưa cho Huỳnh Như xem rồi bỏ vào cốp xe gắn máy chạy về nhà trên đường Trương Phước Phan ở quận Bình Tân cất giấu. Quá bức xúc, chị Thúy đến Cơ quan Công an tố cáo và chỉ vài ngày sau, Công an đã tiến hành bắt khẩn cấp Của cùng đồng bọn, thu giữ vật chứng là sợi dây chuyền của chị Thúy cùng hung khí gây án.

Cũng từ đây, Cơ quan điều tra mới làm rõ việc từ năm 2009, chị Thúy bị băng nhóm này kiếm cớ đập phá, đánh đuổi để thu tiền bảo kê mỗi tháng 400.000 đồng và ép phải vay 2 triệu đồng từ Huỳnh Thị Loan (vợ Của), mỗi ngày trả lãi 20.000 đồng (tổng số tiền lãi mà chị Thúy phải trả cho vợ chồng Của-Loan đến lúc Của bị bắt là gần 22 triệu đồng).

Trước hành vi tán tận lương tâm, mất hết tính người, xem thường luật pháp của Nguyễn Kim Của cùng đồng bọn, sau khi phân tích, mổ xẻ các tình tiết, thay mặt Hội đồng xét xử, vị chủ tọa phiên tòa tuyên án Nguyễn Kim Của 15 năm tù giam về hai tội “Cướp” và “Cưỡng đoạt tài sản”, 2 tên Huỳnh Như, Vương Sĩ Hùng mỗi tên 5 năm tù giam cho hành vi  “Cưỡng đoạt tài sản”

Bích Kiều

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文