Bí ẩn vụ trọng án bên hồ Bodom

11:28 16/11/2019
Đó là ngày 4 tháng 6 năm 1960, Nils Wilhelm Gustafsson khi đó tròn 18 tuổi, đã đến bãi cắm trại ở Espoo (Phần Lan) cùng vui vẻ với những người bạn thân của mình. Cả đám bao gồm Seppo Antero Boisman và bạn gái của Boisman là Anja Tuulikki Maki, ngoài ra còn có bạn gái của Gustafsson là Maila Irmeli Bjorklund.

Đám thanh thiếu niên dựng một chiếc lều ngay trên bờ hồ Bodom, tha hồ tán chuyện phiếm và uống rượu cả đêm. Cũng trong đêm đó, họ chui vào lều để ngủ.

Đêm kinh hoàng trên bờ hồ Bodom

Sáng hôm sau, có 2 cậu bé đi bộ quanh bãi cắm trại, ngắm chim chóc và họ không quên dõi mắt nhìn chiếc lều từ xa. Không ở quá gần để xem rõ chiếc lều, nhưng 2 cậu trai nhìn có vẻ như lều bị xé rách và bị chém. Gần đó, họ thấy một gã tóc vàng đang vội vã rời khỏi bãi cắm trại.

Hai cậu bé vẫn tiếp tục đi, họ ít nghĩ ngợi thêm về phía chiếc lều. Gần xế trưa, có một người dân địa phương đi qua lều và ở khoảng cách đủ gần khiến người này mục kỉnh được một cảnh tượng ớn lạnh: Ngoài lều là thi thể đầy máu và bị vùi dập của Gustafsson và Bjorklund (theo một số tài khoản thì xác của Bjorklund bị giấu bên trong tấm vải lều). Nhà chức trách đã tìm thấy xác của Boisman và Maki bên trong lều, thi thể của họ có nhiều vết dao và các vết thương được làm mờ đi.

Hình ảnh lều cắm trại bị đâm rách tại hiện trường vụ án trên bờ hồ Bodom (Phần Lan). Ảnh nguồn: Thinking sideways podcast. 

Cả Bjorklund, Boisman và Maki đều chết. Chỉ có mỗi Gustafsson may mắn còn thoi thóp. Khi cảnh sát hỏi Gustafsson về chuyện đã xảy ra, thì Gustafsson nhớ rằng có một cái bóng người bận đồ đen có cặp mắt đỏ ngầu xuất hiện và tấn công cả nhóm tới tấp.

Tháng năm dần trôi qua, cảnh sát không sao tìm ra thêm bất kỳ chi tiết nào từ nạn nhân sống sót duy nhất của sự kiện rùng mình. Vụ án mang tính chất giật gân và nó ám ảnh cho cả đất nước Phần Lan. Hầu như ai trên đất nước tươi đẹp này cũng run rẩy khi được nghe kể về vụ thảm sát trên hồ Bodom và tại sao nhà chức trách không thể xác định được kẻ thủ ác? Trẻ em được người lớn cảnh báo chớ tự tiện ra khỏi nhà vào ban đêm đề phòng tên sát nhân vẫn đang rình rập ở đâu đó.

Mọi thứ thay đổi vào tháng 3 năm 2004. Sau gần nửa thế kỷ, bằng chứng ADN đã khiến các luật sư lôi ra một kẻ tình nghi mà họ tuyên bố rằng y có động cơ để thừa nhận các vụ giết người.

Nên biết thời điểm xảy ra vụ án (năm 1960) lĩnh vực khoa học pháp y còn chưa có sẵn trong điều tra phá án ở Phần Lan. Nghi phạm mà giới luật sư buộc tội lại chính là Nils Wilhelm Gustafsson! Tại thời điểm xảy ra vụ thảm sát, các điều tra viên không mảy may hoài nghi về Gustafsson.

Những đối tượng bị đưa vào tầm ngắm

Khi cảnh sát Phần Lan tiếp cận hiện trường vụ án, nghi phạm đang ở trong bộ dạng tiều tụy: xương hàm bị gãy, mình mẩy nhiều vết bầm tím, và toàn thân chấn động. Gustafsson hầu như chả thể nhớ được gì ngoài mô tả về một nhân vật siêu nhiên mà có lẽ do sinh ra từ hiện tượng choáng tâm lý. Dựa trên các bằng chứng vật lý, cảnh sát đã cố gắng xâu chuỗi lại hoàn cảnh xảy ra vụ án.

Theo đó, ngày 4 tháng 6 năm 1960, cả đám đặt chân tới điểm cắm trại gần hồ Bodom, nơi này nằm cách thủ đô Helsinki khoảng 14 dặm đường đi bằng xe gắn máy, và là một địa điểm nổi tiếng cho dân tình tìm tới để dựng trại và câu cá. Mấy cái xe máy còn có mặt ở hiện trường khi cảnh sát tiếp cận, nhưng chìa khóa đã “bốc hơi”.

Cảnh sát điều tra tiếp cận hiện trường vụ án trên bờ hồ Bodom. Ảnh nguồn: All Thats Interesting. 

Đôi giày của Gustafsson cũng biến đâu mất cho đến khi các điều tra viên tìm ra được nó ở cách điểm cắm trại tới nửa dặm đường. Cũng không tìm thấy vũ khí giết người tại hiện trường.

Tên sát nhân đã lên kế hoạch ám toán các nạn nhân như thế nào? Các thiếu niên có vẻ bị tấn công bằng dao và dùi cui trong khi họ vẫn đang ở trong lều, và hung thủ đã đâm rách vải lều để tấn công các nạn nhân. Gustafsson được tìm thấy đang nằm trên mái lều.

Theo một số hồ sơ tòa án thì nạn nhân Bjorklund có vẻ như cô cố gắng bò ra khỏi lều hay thi thể cô phải dịch chuyển giữa khoảng thời gian bị tấn công và khi cảnh sát đến. Tư thế các xác chết càng bí ẩn hơn lúc nào hết.

Ngay cả các điều tra viên khi đó cũng không chắc chắn lắm về nghiệp vụ phá án của họ, họ đã mời các bên liên quan cùng tham gia vào việc truy lùng manh mối. Sự giúp đỡ của người ngoài đã trực tiếp làm cho khung cảnh hiện trường bị xáo trộn, dấu chân bị xóa đi hay bằng chứng trở nên khó khăn hơn. Chỉ với một ít bằng chứng vật lý xem ra khả năng tìm ra một giải pháp không dễ nhằn chút nào.

Không có vụ bắt giữ nào được thực hiện, cũng như chỉ nổi lên những đối tượng khả nghi vào những năm sau đó. Một người bị đưa vào tầm ngắm là Karl Valdemar Gyllstrom, người này quản lý một ki-ốt ở khu cắm trại và nổi tiếng nóng tính – mấy người đi cắm trại tỏ ra rất ghét Gyllstrom do cách ăn to nói lớn của ông.

Gyllstrom được cho là cưa một cây cọc và thậm chí ném đá vào du khách nếu ông ta nổi cơn tam bành với chuyện gì đó. Trong bối cảnh vụ thảm sát dựng tóc gáy trên bờ hồ Bodom, một số người tin rằng có thể các nạn nhân chọc gì đó làm cho Gyllstrom điên lên và ông ta đã tấn công điên cuồng họ. Giả thuyết càng được cho là thực khi Gyllstrom chết do tự vẫn vào năm 1969.

Có luồng dư luận cho rằng trước khi chết, Gyllstrom đã thú tội giết người. Bất chấp dư luận xì xầm, cảnh sát vẫn tuyên bố rằng Gyllstrom không thể thực hiện hành vi giết người. Còn theo bà xã của Gyllstrom thì hai vợ chồng bà đã “hành sự tưng bừng” ngay cái đêm xảy ra vụ thảm sát (Đây có lẽ là bằng chứng ngoại phạm bị ép buộc).

Không rõ đã xảy ra chuyện gì đến nỗi Gyllstrom phải tự vẫn để được yên thân? Cảnh sát cũng có lý của riêng họ. Họ nghi ngờ Pauli Luoma, người được cho là lởn vởn quanh khu cắm trại, nhưng vào cái đêm khủng khiếp đó, anh ta lại có mặt ở một thị trấn khác và được xác nhận là đúng.

Hay gã Pentti Soinenen, kẻ đã thừa nhận giết người và bị giam giữ vì các tội danh khác, nhưng có rất ít bằng chứng quy cho là sát nhân vụ án hồ Bodom, cảnh sát cho lời khai của Soinenen liên quan đến vụ án hồ Bodom là kẻ khoe mẽ thành tích.

Cảnh sát cũng nghi ngờ một người tên là Hans Assmann. Vị bác sĩ tên là Jorma Palo khẳng định rằng tại thời điểm xảy ra vụ thảm sát, Assmann đã đến bệnh viện phẫu thuật Helsinki và có một số chất bẩn trong các móng tay của người này cùng các vết máu dính trên quần áo.

Vết máu trong đôi giày

Nhưng khi cảnh sát xem xét, họ thấy rằng nghi phạm Assmann có bằng chứng ngoại phạm. Không có ai lạ xuất hiện tại hiện trường vụ án. Không một ai ngoài chính Nils Gustafsson là người sống sót. Suốt hàng thập niên, vụ án hồ Bodom chìm trong bức màn bí ẩn.

Chân dung 4 thanh thiếu niên tham gia cắm trại, chỉ có hung thủ (phải) là còn sống sót. Ảnh nguồn: Pinterest.

Trong lúc đó, các xét nghiệm ADN đã biến thành một công cụ khả thi dùng để tái xét nghiệm cả các trường hợp hiện tại và những vụ án kinh điển, lần đầu tiên nó được dùng để phá án là vào thập niên 1980. Nhưng Phần Lan – nơi chỉ có một phòng pháp y duy nhất dùng cho cả nước – lại có rất ít sự chú ý sang các vụ điều tra cũ.

Mãi tới năm 2014, vụ thảm sát hồ Bodom mới được tái điều tra khi có một bằng chứng mới đến từ đôi giày của Gustafsson và nó trở thành tâm điểm của một loạt các cáo buộc mới. Các nhà khoa học pháp y tại phòng tội phạm của Cục điều tra quốc gia Phần Lan (NBI) đã xét nghiệm đôi giày của Gustafsson và tìm thấy máu của các nạn nhân. Nhưng lạ lùng là đôi giày không có bất kỳ dấu máu nào của bản thân hung thủ.

Làm thế nào hắn ta khi tấn công các nạn nhân mà lại chỉ có ADN của họ trong giày của y quả là một câu đố hóc búa.

Các nhà chức trách tin rằng lời giải thích nằm ở chỗ Gustafsson thú nhận tội ác do bản thân y gây ra và nghĩ cách vứt bỏ đôi giày thật xa, rồi cố gắng tự gây ra thương tích nhằm giả cách như có một bên thứ 3 đã đánh hắn ta. Các nhà điều tra đặt ra giả thuyết rằng xuất phát từ một vụ ghen tuông nào đó mà Gustafsson sinh ra tức giận và ra tay hại chết cả 3 người để bịt miệng họ.

Quả vậy, có một người làm chứng tại lều cắm trại gần đó và cũng vào ngay buổi tối định mệnh, đã làm chứng trước tòa rằng bà đã nhìn thấy Gustafsson và Boisman đã cãi nhau ỏm tỏi, và dường như tâm trạng của Gustafsson đã bị kích động thấy rõ. Các điều tra viên cho rằng nữ nạn nhân Bjorklund đã từ chối sự tiến bộ của bạn trai. Hoặc có thể Gustafsson tin rằng Boisman đang có tình ý với bạn gái mình. Điều đó giải thích tại sao Bjorklund bị đâm tơi tả và bị vùi dập nhiều hơn các nạn nhân khác.

Cảnh sát xây dựng giả thuyết rằng Gustafsson đã bị đẩy ra khỏi lều, có thể là sau một trận ẩu đả với nạn nhân Boisman và làm cho xương hàm của Gustafsson bị vỡ. Cũng theo giả thuyết thì Gustafsson đã quay trở lại với cơn thịnh nộ chưa từng thấy, hắn ta đâm thủng tứ phía căn lều cho đến khi các nạn nhân bên trong chết hẳn.

Công tố viên quận Espoo có đủ niềm tin về câu chuyện và ông đã trưng ra các bằng chứng chống lại Gustafsson. Để chứng minh rằng thân chủ của mình vô tội, luật sư Riitta Leppiniemi đã lập luận rằng vết máu của Gustafsson bên trong căn lều là do tay của Boisman đã đấm vào mặt của Gustafsson khiến cho hàm bị gãy và thân chủ của bà không liên quan gì đến cái chết của 3 nạn nhân.

Luật sư Leppiniemi cũng lên tiếng chỉ trích lời khai của các nhân chứng đi cắm trại – họ đã giữ im lặng trong suốt 45 năm mà không có lý do rõ ràng – khi họ không thể nhớ được những tình tiết quan trọng.

Bí ẩn trùng điệp

Trong phiên tòa xét xử vào năm 2005, một sĩ quan cảnh sát tên là Markku Tuominen đã tuyên bố rằng Gustafsson đã thẳng thắn sau khi bị bắt giữ, và chỉ buột miệng nói rằng “Thế là xong!” như dự đoán mức án 15 năm tù cho tội ác của mình. Song bản thân Gustafsson vẫn luôn giữ một câu chuyện khi y kể nó cho bất kỳ ai.

Y chả nhớ được chuyện gì ngoài việc đi câu cá với Boisman và không hề có tranh luận cao trào. Cuối cùng tòa án cũng kết luận rằng không đủ bằng chứng để kết án Gustafsson, với lời giải thích rằng vụ án diễn ra đã quá lâu nên không thể phục dựng hiện trường án mạng chính xác. Gustafsson được phóng thích.

Với gần 60 năm trôi qua kể từ khi xảy ra vụ thảm sát năm 1960, không tìm thêm câu trả lời nào. Vụ án động trời tiếp tục trở thành chuyện dân gian ở Phần Lan. Sức ảnh hưởng của vụ án đã khiến một số nghệ sĩ thành lập nên một ban nhạc rock gọi tên là Children of Bodom. Một số người Phần Lan thậm chí còn cố gắng biến lời thú tội “không nhớ bất kỳ thứ gì” của Gustafsson thành một lời thú tội vô hình.

Nếu Gustafsson thực sự “không nhớ gì”, thì tại sao y lại thú nhận mình đã gây ra vụ án? Tại sao đôi giày của Gustafsson lại bị bỏ quá xa hiện trường vụ án? Nếu y cởi giày lúc đi ngủ, tại sao lại không đặt chúng gần lều? Còn gã trai tóc vàng mà 2 cậu nhóc vô tình nhìn thấy lúc đang đi dạo bộ tại nơi mà sau đó là hiện trường vụ án, là ai? (Nghi phạm Hans Assmann có mái tóc vàng; cũng không rõ màu tóc của Gustafsson tại thời điểm xảy ra vụ tấn công).

Và nếu Gustafsson tự gây thương tích cho mình bằng bất kỳ giá nào, thì tại sao lại không có bất kỳ vệt máu nào từ nơi con dao bị giấu hoặc chôn vùi? Sự rõ ràng nhất là chắc chắn phải có một kẻ nào đó đã thành công khi giết hại cùng lúc 3 mạng người trên bờ hồ Bodom.

Văn Chương (tổng hợp)

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây kêu gọi Israel vẫn phải làm nhiều hơn nữa để tăng dòng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tận dụng chuyến thăm đến Trung Đông lần này để giải quyết vấn đề đó với các nhà lãnh đạo Israel.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文