Biệt đội tử thần của Bangladesh

06:30 15/02/2012

RAB thừa nhận đã giết chết ít nhất 622 người kể từ khi đội thành lập vào năm 2004, nhưng các nhóm nhân quyền cho rằng, con số gần đến 1.000. Brad Adams, giám đốc Tổ chức Giám sát nhân quyền HRW ở châu Á, gọi RAB là "biệt đội tử thần theo kiểu Mỹ Latinh khoác áo lực lượng chống tội phạm".

RAB (viết tắt của Bangladeshi Rapid Action Battalion) là biệt đội phản ứng nhanh của lực lượng Cảnh sát quốc gia Bangladesh, được thành lập ngày 26/3/2004 và bắt đầu các chiến dịch từ ngày 14/4/2004, nằm dưới sự chỉ huy của Mohammad Sohail và nó được coi là lực lượng bán quân sự tinh nhuệ hay cỗ máy trấn áp hoàn hảo của chính quyền Nam Á này.

Theo các tài liệu ngoại giao Mỹ do Wikileaks tiết lộ, trong hai năm 2008 và 2009, giới quan chức ngoại giao Mỹ ở Dhaka mặc dù rất lo ngại trước tình trạng RAB liên tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng, song họ vẫn coi biệt đội này là công cụ tốt nhất cho những chiến dịch chống khủng bố ở Bangladesh.

Ngay đến những người chỉ trích RAB mạnh mẽ cũng phải thừa nhận biệt đội có nhiều thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển hoạt động của các nhóm khủng bố Hồi giáo ở Bangladesh.

Sohail cho biết, thành viên của RAB được tuyển mộ từ những người giỏi nhất trong quân đội, hải quân, không quân, cảnh sát và vệ sĩ biên giới. Bản thân Sohail cũng xuất thân từ hải quân.

Thành viên cả nam lẫn nữ của RAB thường xuyên tuần tra quanh các đường phố thủ đô Dhaka, vũ trang súng trường tấn công, mặc sắc phục toàn màu đen, quấn khăn đen trên đầu, mang giày đen và kính đen nên họ còn được gọi là "Men in Black".

Sohail cho biết, những gì được thể hiện trong những chương trình talkshow trên truyền hình và trên phương tiện truyền thông đều không phản ánh đúng thực chất của vấn đề.

Lực lượng RAB đang thi hành nhiệm vụ ở Quảng trường quốc gia Bangabandhu.

Sohail nhấn mạnh: "Những thách thức ở một đất nước như Bangladesh là vô cùng to lớn. Luật pháp và tình hình an ninh trật tự trong năm 2004 vốn ngoài tầm kiểm soát và hết sức kinh khủng. Các nhóm quân sự, tội phạm ma túy có mặt khắp nơi. Dhaka hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của 5 đến 7 ông trùm mafia".

Sohail nêu bật những khó khăn mà RAB phải đối mặt tại những khu vực khó kiểm soát của Bangladesh như là Sundarbans, khu rừng rộng lớn ở miền Nam nước này. Khoảng 8.500 thành viên RAB giữ gìn an ninh cho đất nước Bangladesh có khoảng 150 triệu dân. Từ năm 2004 đến nay có 34 thành viên RAB bị giết chết khi đang làm nhiệm vụ và hơn 400 người khác bị thương.

Nhưng phản ứng của công chúng đối với RAB rất khác nhau. Ví dụ như Nicolas Haque, phóng viên của Đài Al Jazeera ở Bangladesh, cho rằng người ta sẽ cảm thấy an toàn hơn khi RAB có mặt xung quanh.

Trong khi một người Mỹ sống ở Dhaka phát biểu ông không tán đồng những phương pháp hành động của RAB nhưng lại đánh giá cao những gì họ đang làm. Còn người dân sống tại những vùng hẻo lánh, nhất là phụ nữ, nói họ cảm thấy yên tâm hơn khi lực lượng RAB có mặt trong khu vực.

Một cuộc điều tra cho thấy RAB nhận được sự tôn trọng và thán phục từ những người từng chịu quá nhiều đau khổ trong thập niên qua, khi luật pháp không được tôn trọng và tình hình an ninh trật tự hết sức rối ren.

Mặc dù vậy, Sultana Kamal - Giám đốc "Ain o Salish Kendra" (ASK), nhóm nhân quyền đặt trụ sở chính ở Dhaka - nhận định cách thức mà RAB vận dụng để đối phó với tội phạm là vượt ngoài khuôn khổ luật pháp Bangladesh. Những hành động của RAB được coi là không được phép trong một xã hội văn minh.

Những cuộc đọ súng giữa RAB và bọn tội phạm gây ra khá nhiều thương vong cho dân thường và đó là lý do khiến RAB trở thành hình ảnh đáng kinh sợ trong con mắt nhiều người Bangladesh.

Các thành viên RAB đang chuẩn bị một cuộc đột kích ở Dhaka.

Vào tháng 3/2010, nhà nhiếp ảnh Shahidul Alam chuẩn bị tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về những vụ giết người ngoài luật pháp có tên gọi là "Đọ súng", nhưng đã bị RAB ngăn cản. Cuối cùng, gallery buộc phải đóng cửa trước khi cuộc triển lãm mở màn.

Một vụ việc khác làm xấu đi hình ảnh RAB trong mắt người Bangladesh là vụ bắn vào chân trái học sinh 16 tuổi Limon Hossain mà Sohail cho biết đó là người của tên tội phạm ma túy nguy hiểm Morshed Jamaddar ở làng Jhalakati.

Vụ việc xảy ra vào ngày 23/3/2011 và 4 ngày sau, các bác sĩ Bangladesh đã phải cắt cụt chân của Limon Hossain để cứu mạng cậu bé. Gần như mỗi ngày kể từ đó, tên của Hossain thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo của Bangladesh và trở thành lời buộc tội RAB đã hành xử như quan tòa trong sứ mạng quét sạch tội phạm và tham nhũng khỏi đất nước Nam Á này. Riêng Hossain tố cáo RAB đã lạm dụng quyền lực và họ là những kẻ giết người!

Năm 2004, khi RAB được thành lập, Bangladesh được coi là "hang ổ của chủ nghĩa khủng bố". Ví dụ điển hình nhất là ngày 17/8/2005, khi 500 quả bom đồng loạt xé nát 63 trong số 64 khu vực của Bangladesh.

Sau đó, Jama'atul Mujahideen Bangladesh, một nhóm khủng bố được cho là có quan hệ với Al-Qaeda, tuyên bố nhận trách nhiệm về loạt nổ bom gây rúng động cả nước Bangladesh này. RAB phản ứng ngay lập tức.

Nếu như Mỹ mất gần 10 năm để tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, thì RAB chỉ mất chưa đầy 6 tháng để tóm cổ Banla Bhai và Shaykh Abdur Rahman, hai kẻ chủ mưu trong vụ đánh bom khủng bố đồng loạt ngày 17/8/2005!

Theo báo cáo của Sohail, kể từ năm 2004 đến nay RAB đã bắt giữ 104.000 người, tịch thu hơn 10.000 vũ khí bất hợp pháp, tất cả đều được sản xuất ở nước ngoài.

Theo lời Sohail: "Tình hình an ninh trật tự ở Bangladesh hết sức hỗn loạn. Nhưng RAB đã thay đổi điều này, nếu không Bangladesh có thể trở thành Afghanistan hay Pakistan".

Bất chấp mọi sự chống đối mạnh mẽ nhằm vào RAB, Đại sứ Mỹ ở Bangladesh vẫn ca ngợi RAB là "đơn vị cảnh sát đáng tôn trọng nhất". Thậm chí Mỹ cũng nhìn nhận RAB là đồng minh đáng giá trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.

Trong khi đó, giới ngoại giao Mỹ cho rằng RAB có thể phát triển thành một lực lượng tương đương với FBI ở khu vực Nam Á. Nhưng Sohail không đồng ý và khẳng định RAB còn làm tốt hơn cả FBI của Mỹ

Duy Minh (tổng hợp)

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文