Cái chết tức tưởi của một tài năng tin học

09:40 09/02/2013

Sự kiện anh Aaron Swartz, một nhà tin học lừng danh mới 26 tuổi tự tìm đến cái chết đã gây chấn động công luận Mỹ trong thời gian gần đây, làm dấy lên câu hỏi phải chăng pháp luật hiện hành quá khắt khe trong lĩnh vực sử dụng Internet.

Ngay từ năm 13 tuổi, được sự hỗ trợ đắc lực từ người cha Robert Swartz, Aaron đã nổi đình nổi đám trong giới viết phần mềm chuyên nghiệp Mỹ. Tới năm 2002, khi mới 15 tuổi, A. Swartz cùng với người đồng nghiệp Lawrence Lessig đã là đồng tác giả của hệ thống Creative Commons, đang được trang từ điển trực tuyến wikipedia cũng như trang web của nhiều tổ chức khác áp dụng, giúp mọi người biết cách làm sao để chia sẻ những tài liệu có giới hạn do mình tạo ra.

A. Swartz cũng là một trong những người sáng lập ra 2 ứng dụng tiêu chuẩn Reddit và RSS, dạng công nghệ giúp kiến tạo blog, podcast và các dịch vụ tiện ích khác trên mạng Internet. Ngoài ra, A. Swartz còn đảm nhiệm vai trò là một trong những biên tập viên chủ chốt giúp cấu thành các tự điển mở như wikipedia và wikimedia...

Hơn 2 năm trước, vào ngày 6/1/2011 A. Swartz bị Cảnh sát thành phố Boston bắt quả tang khi đang đột nhập khuôn viên Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), dùng máy tính xách tay nối mạng truy cập trái phép vào kho dữ liệu JSTOR, nơi  lưu trữ hàng triệu tác phẩm khoa học, bài báo, bản thảo... của MIT theo dạng kỹ thuật số.

Lập tức, A. Swartz  bị tống giam bởi các tội danh như truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu có bản quyền và sử dụng chúng nhằm mục đích vụ lợi. Sau khi đã đóng 100.000 USD tiền bảo lãnh, A. Swartz  được cho tại ngoại hầu tra chờ ngày mở phiên tòa chính thức xử 2 tội danh nói trên. Phiên xử dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 4 tới đây, nhưng đột nhiên A. Swartz đã treo cổ tự vẫn vào ngày 11/1 vừa qua tại căn hộ của mình ở khu Brooklyn, New York.

A. Swartz (trái) và L. Lessig trong ngày ra mắt hệ thống ứng dụng Creative Commons.

Theo ông R. Swartz, cha đẻ của A. Swartz, cũng là một chuyên gia phần mềm cự phách thì những điều luật cứng nhắc đã  gây ra cái chết tức tưởi của con trai ông, khi "cố tình đối xử với một lập trình viên tài năng như một tên tội phạm tin học thực thụ, trong khi con trai tôi chủ yếu quan tâm tới việc phổ biến những thành tựu khoa học, chứ không phải là kẻ lừa đảo tin học như lời buộc tội từ giới chức tư pháp. A. Swartz chính là người đại diện cho một xu thế đã tồn tại suốt nhiều thập niên qua trong giới khoa học máy tính, đòi được quyền tiếp cận thông tin rộng rãi cho mọi người. Còn luật pháp lại quy chụp những ai có hành vi xâm nhập vào hệ thống máy tính, rồi chia sẻ thông tin cho những người khác đích thị là đám tin tặc muốn làm giàu bất chính".

Bản thân nhà tin học tài ba A. Swartz từng lên tiếng đánh giá, rằng hệ thống luật pháp đã tụt hậu so với những bước tiến của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Đồng thời A. Swartz còn là một trong những người đi tiên phong phản bác dự luật về bảo vệ bản quyền trên mạng Internet (SOPA), vốn tạo điều kiện cho việc dễ bề đóng cửa các trang web bị cáo buộc vi phạm tác quyền.

"Hiện chúng ta đang tiến hành cuộc tranh đấu không khoan nhượng, ngõ hầu xác định xem theo quan điểm tư pháp truyền thống thì  những gì thuộc mạng Internet đang bị cấm đoán. Cách ứng xử cố hữu với tiến trình phát triển của công nghệ cao vô hình trung thay vì mang lại nhiều tự do hơn, đã triệt tiêu những quyền tự do cơ bản của công dân", nhà tin học A. Swartz phát biểu tại buổi mít tinh vào năm 2012 quy tụ tới 115.000 người nhằm chống lại dự luật SOPA. Kết quả là đạo luật SOPA đã không được Chính phủ Mỹ ban hành để đáp ứng ý nguyện của dân chúng.

Chiểu theo các tội danh đã truy tố, nếu bị buộc tội can phạm, A. Swartz có thể lĩnh mức án tối đa là 35 năm tù giam. "Người ta đã áp dụng thứ luật tương tự tội cướp ngân hàng thời kỹ thuật số đối với một tài năng tin học trẻ tuổi", ông Chris Sogoyan, một chuyên viên công nghệ kiêm nhà phân tích chính sách thuộc Hiệp hội về quyền tự do công dân, có trụ sở đặt tại Washington D.C nhận xét nhân "vụ A. Swartz".

Còn Giáo sư Kelly Caine của Trường đại học Tổng hợp Clemson ở tiểu bang Nam Carolina, cũng là nhà nghiên cứu lâu năm về thái độ của công chúng đối với kỹ thuật công nghệ cao, cũng như bảo vệ sự riêng tư cá nhân trên mạng Internet quả quyết: "A. Swartz thực sự không làm tổn thương đến bất cứ ai, cũng không vì lợi ích cá nhân bởi anh ấy luôn tin rằng những thông tin sẵn có sẽ mang lại lợi ích cho mọi người".

Riêng luật sư nổi tiếng Elliot Peters thân chinh đứng ra biện hộ cho bị cáo, đã nêu quan điểm rằng trường hợp của A. Swartz  bị "thổi phồng thái quá" hòng có lợi cho sự lưu giữ bản quyền cứng nhắc trong thế giới ảo.

"Tuy thân chủ của tôi không có quyền truy cập miễn phí vào JSTOR, nhưng trên cương vị là cộng sự viên cao cấp của Trường đại học Harvard đóng ở gần đấy, anh hoàn toàn dễ dàng vào mạng máy tính mở qua hệ thống wifi trong khuôn viên MIT. Đây là điều bất cứ ai cũng làm được mà không gặp bất cứ trở ngại nào, bởi đơn giản đó là điều hoàn toàn được phép giống như mọi sinh viên khác", Luật sư E. Peters lập luận.

Về phần mình, đại diện JSTOR cũng ủng hộ quan điểm của E. Peters, thậm chí Luật sư Mary Jo White của JSTOR còn gửi kiến nghị đến công tố viên trưởng thành phố Boston yêu cầu đình chỉ vụ án và tha bổng người vô tội.

Tấn bi kịch kết thúc cuộc đời của một nhà tin học trẻ đầy tài năng đã khiến Ban lãnh đạo MIT không thể ngồi yên. Thay mặt nhà trường, Chủ tịch Leo Rafael Reif đã gửi một bức thư ngỏ chia buồn đến gia đình nạn nhân, đồng thời cho biết toàn thể giới học thuật tại MIT sẽ lấy đó làm bài học sâu sắc, góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc tự do tiếp cận thông tin khoa học cho những ai có nhu cầu

Trần Hồng (tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文