Cẩm nang bỏ túi của CIA bị bỏ quên tại nhà Bin Laden

09:10 15/06/2011

Tờ The Sunday Times của Anh ra ngày 23/5 vừa qua đã cho đăng phần lớn nội dung quyển cẩm nang bỏ túi mà Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) in và phát cho các thành viên toán biệt kích SEAL tham gia chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden đầu tháng 5. Quyển cẩm nang này đã bị lính biệt kích SEAL vô tình bỏ quên tại hiện trường nên được các phóng viên báo chí nhặt được và chia sẻ cho nhau, trong đó có phóng viên tờ The Sunday Times.

Theo The Sunday Times, nội dung quyển cẩm nang là nhằm hướng dẫn cho các thành viên toán biệt kích SEAL nắm được những chi tiết cần thiết về cấu trúc bên trong ngôi nhà, các ngõ vào, đường đi, các phòng ở và từng thành viên bên trong.

Đầu tiên, quyển cẩm nang chứa đựng thông tin rất chi tiết về các thành viên bên trong ngôi nhà, số lượng người đang cư trú bao gồm Osama bin Laden và các bà vợ, các con và cháu nội của ông ta, tên, họ, tuổi tác từng người, họ đến đây ở vào khi nào, và ở căn phòng nào bên trong ngôi nhà, mô tả hình dáng, các trang phục thường ngày của mỗi người.

Chẳng hạn, cẩm nang mô tả Bin Laden "luôn mặc bộ áo shalwar kameez truyền thống của vùng Nam và Trung Á, áo khoác ngoài màu đen, thỉnh thoảng đội mũ chóp trắng của các tu sĩ đạo Hồi". Kèm theo thông tin là hình ảnh của từng thành viên trong nhà, gồm Bin Laden, các bà vợ, các con và cháu của Bin Laden và kể cả 2 anh em "người truyền tin" của Bin Laden để các biệt kích SEAL thuận tiện nhận dạng. Cẩm nang cũng cho biết, cách đây vài năm, bà vợ trẻ 28 tuổi của Bin Laden, tên là Amal Ahmed Abdel-Fatah al-Sada, đã sinh cho Bin Laden một cặp song sinh.

Việc tiết lộ thông tin quyển cẩm nang của CIA đã khiến dư luận đặt câu hỏi về việc CIA đã truy tìm ra Bin Laden như thế nào và ai là "tay trong" của CIA trong ngôi nhà của Bin Laden. Thông tin từ quyển cẩm nang cho thấy CIA dường như đã nắm chắc Bin Laden có mặt bên trong ngôi nhà, trong khi Tổng thống Barack Obama thì nói rằng trước khi triển khai chiến dịch đột kích, ông chỉ "bảo đảm khoảng 45 đến 55%" Bin Laden hiện diện bên trong".

Mặt khác, các quan chức Mỹ luôn cho rằng, thông tin về khu nhà Bin Laden được thu thập và tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau liên tục trong nhiều tháng, trong đó có nhóm điệp viên bí mật theo dõi từ một "ngôi nhà an toàn" gần cạnh nhà Bin Laden với đầy đủ các thiết bị nghe lén, chụp ảnh từ vệ tinh và máy bay do thám không người lái.

Thế nhưng theo Bộ trưởng Nội vụ Pakistan Rehman Malik thì những thông tin quá chi tiết trong quyển cẩm nang cho thấy chỉ có mức độ tiếp cận rất gần gũi với Bin Laden mới có thể có được, không thể là kết quả của những hoạt động giám sát, theo dõi từ bên ngoài. Ông Malik cho rằng, điều này cho thấy rất có thể có một ai đó làm "tay trong" cung cấp thông tin cho CIA.

Ông Malik kết luận: "Nếu người Mỹ không nắm thông tin chắc chắn, họ đã không thể đi thẳng một mạch đến ngay phòng ở của Bin Laden".

Một thông tin đáng chú ý cũng được tiết lộ trên tờ The Sunday Times là việc 2 bà vợ lớn người Arập Xêút của Bin Laden đã lên tiếng buộc tội cô vợ trẻ Amal, người Yemen, chính là "tay trong" của CIA.

Tuy nhiên, Glenn Carle, một cựu sĩ quan CIA từng thẩm vấn một nhân vật cao cấp khác của Al-Qaeda, cho rằng có thể thông tin trong quyển cẩm nang được cung cấp từ "nhiều nguồn khác nhau". Ông Carle khẳng định, có một nguồn thông tin từ bên trong ngôi nhà Bin Laden, nhưng là thông tin rời rạc, phải lắp ghép lại từng mảnh. Nếu đúng như thế thì phải chăng Bin Laden đã bị bán đứng bởi vợ và một số tay chân thân tín của mình?

Ngôi nhà của Osama bin Laden.

Ngoài ra, quyển cẩm nang cũng hé lộ chút manh mối cho thấy việc truy lùng ra nơi ở của Bin Laden thực ra phức tạp hơn câu chuyện đã được đăng báo ngay sau khi Bin Laden bị tiêu diệt. Đó là thông tin về việc hai anh em "người truyền tin" của Bin Laden đã đến Abbottabad từ thành phố Mardan cách đó 100km về phía tây.

Mardan hiện cũng là nơi cư trú của hàng ngàn người tị nạn từ Afghanistan sang. Mardan cũng chính là nơi mà Abu Faraj al-Libi - nhân vật số 3 của Al-Qaeda - đã bị bắt vào tháng 5/2005 trong khi đang đợi một "người truyền tin" của mình đến. Al-Libi từng đến cư trú tại Abbottabad và từng bị an ninh Pakistan truy lùng.

The Sunday Times cũng tiết lộ rằng, một nhân viên bưu điện ở Abbottabad đã bị theo dõi sau khi anh này tiếp nhận và chuyển một khoản tiền mặt lớn bất thường. Việc theo dõi anh này đã giúp tình báo CIA lần ra manh mối và bắt giữ Umar Patek - một trong những kẻ đã tham gia vụ đánh bom khủng bố ở Bali (Indonesia) năm 2002 - ngay tại Abbottabad vào tháng 1/2011.

"Hoàn toàn có thể có một câu chuyện giả tạo hoặc chỉ đúng một phần được kể về vụ truy tìm Bin Laden. Trong ngành tình báo, công tác bảo mật thông tin và bảo vệ nguồn tin là rất quan trọng, không thể tung hê tùy tiện như vậy được" - một quan chức CIA nhận định.

Vụ đột kích tiêu diệt Bin Laden đầu tháng 5 vừa qua đã khiến cho tình báo và quân đội Pakistan bối rối và bị dư luận trong nước chỉ trích kịch liệt, làm dấy lên làn sóng chống Mỹ còn mạnh mẽ hơn trước, châm ngòi cho loạt khủng bố "trả thù" của Taliban, và tai hại nhất là đã làm cho quan hệ Mỹ-Pakistan (kể cả ngành tình báo) vốn đã xấu đi sau hàng loạt sự cố liên quan đến chương trình máy bay không người lái của CIA, càng trở nên tệ hại hơn.

Diễn biến mới nhất của sự kiện này là vào ngày 1/6 vừa qua, Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gilani  đã công bố thành lập một ủy ban điều tra độc lập gồm 5 thành viên để điều tra vụ đột kích tiêu diệt Bin Laden. Nhiệm vụ của ủy ban này là thu thập đầy đủ các chứng cứ, dữ liệu liên quan đến việc Bin Laden trú ngụ ở Pakistan để làm sáng tỏ vai trò của quân đội và tình báo ISI trước công chúng

Tiểu Khang (tổng hợp)

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh phân công 3 tổ công tác đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty TNHH Hasa Mặt Trời tại huyện Hàm Tân.

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Tối 2/5, trận mưa đá kéo dài chừng 30 phút tại một số địa bàn như Mai Sơn, TP Sơn La đã gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文