Cảnh sát bảo vệ trẻ trực tuyến

12:45 06/06/2017

Ở Phần Lan, việc kiểm soát Internet không chỉ là tìm kiếm và xóa bỏ những hình ảnh bất hợp pháp mà còn bảo đảm trợ giúp trực tuyến cho những người lo lắng về sự lan tràn của hiện tượng “tò mò tình dục trẻ con”.

Laura Keisanen đóng một cửa sổ trình duyệt trên máy vi tính lại và thở dài mệt mỏi. Những hình ảnh của bé gái 3 tuổi bị một gã đàn ông 40 tuổi xâm hại đã được xóa mờ trên màn hình. Vài giây sau, sự chú ý của Keisanen hướng đến trò chơi Tetris thập niên 80 của thế kỷ trước, và trong 20 phút tiếp theo, cô tập trung vào việc kết hợp các khối màu sáng với nhau.

Keisanen là cố vấn cho đơn vị truyền thông kỹ thuật số của tổ chức Save the Children Finland (Cứu lấy trẻ em Phần Lan), hay có thể gọi tắt là “cảnh sát mạng”. Cô tiên phong giám sát mạng Internet, từng bước biến mạng Internet ở Phần Lan trở thành nơi an toàn hơn cho trẻ em.

Mỗi đứa trẻ đều có quyền được có tuổi thơ tốt đẹp và an toàn cả ngoài đời thực lẫn trực tuyến.

“Tôi nhìn thấy những hình ảnh ghê rợn này mỗi ngày, từ những đứa trẻ 6 tuổi bị buộc phải đụng chạm người khác trong khi bị quay phim, đến những bé gái bị xâm hại. Khoa học chứng minh rằng chơi game Tetris ngay sau khi bạn thấy những cảnh ghê rợn giúp bạn quên đi những hình ảnh ám ảnh đó”, nhân viên xã hội 31 tuổi này cho biết.

Công việc của Keisanen bao gồm việc giáo dục trẻ em về hành vi an toàn trên mạng, cho đến quản lý đường dây nóng nhằm mục đích khích lệ và đẩy nhanh việc gỡ bỏ các tài liệu lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ em. Và, trong một động thái hiếm hoi, đơn vị này duy trì một cẩm nang trực tuyến tự phòng vệ cho những người đang quan tâm về kiểm soát hình ảnh tình dục trẻ em.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi tin rằng mọi trẻ em đều có quyền được có tuổi thơ tốt đẹp và an toàn cả ngoài đời thực lẫn trực tuyến. Sự phát triển phương tiện truyền thông kỹ thuật số quá nhanh đang thay đổi cuộc sống của trẻ em và mở rộng khả năng tìm kiếm thông tin, học hỏi và giao tiếp với người khác. Đó là một hiện tượng phức tạp, vì vậy cần phải có một phương thức tiếp cận toàn diện để các em khỏi bị lạc lối”.

Keisanen giải thích cách thức hoạt động của đường dây nóng “Nettivije” liên quan đến đánh giá, phân loại và phân tích các báo cáo hằng ngày nhờ sử dụng công nghệ hiện đại. Đường dây nóng cho phép người dùng báo cáo những hình ảnh hoặc hoạt động trực tuyến có vi phạm liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em.

Các số liệu cho thấy trong năm 2015, đường dây nóng của Phần Lan nhận gần 3.600 báo cáo về các tài liệu dính líu đến lạm dụng tính dục trẻ em. Khoảng 20% được phân loại là bất hợp pháp, và trong số đó 80% liên quan đến trẻ em dưới 13 tuổi. 17% khác vi phạm quyền trẻ em thông qua lời nói khiêu dâm, như cho trẻ 10 tuổi lộ đồ lót để dụ người lớn. Những hình ảnh còn lại được phân loại là có nội dung gợi dục nhưng không bất hợp pháp (38%) hoặc hình ảnh gợi dục thời xưa (25%).

Những thông tin được cho là bất hợp pháp được chuyển đến Cục Điều tra quốc gia Phần Lan để xử lý theo luật hình sự. Thông tin chi tiết về tài liệu lưu trữ bên ngoài quốc gia Phần Lan được chuyển tiếp tới quốc gia có liên quan thông qua Hiệp hội Đường dây nóng mạng quốc tế (IAIH). Nghiệp vụ này giúp loại bỏ nhanh tài liệu và các phương thức vi phạm khác.

Nhân viên xã hội từ các quốc gia khác nhau có thể có nhiều kinh nghiệm giúp bảo vệ trẻ em tốt hơn.

Trong khi đó, trợ giúp người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên để nhận định vấn đề và hành động sớm được đơn vị kỹ thuật số cung cấp trên một số “mặt trận” khác. Trang web Otanvastuun.fi (Tôi có trách nhiệm) giám sát những người có khả năng lạm dụng tính dục để xem xét hậu quả của họ hướng đến trẻ em và cung cấp thêm công cụ cho phép kiểm soát hành vi gây hại của họ.

Trong một bước đi riêng biệt, một trung tâm thanh thiếu niên trực tuyến - netari - sẽ hỗ trợ các bạn trẻ này bằng cách tạo cơ hội cho họ kết bạn trên Internet. Mục đích của việc tiếp cận những trẻ em có thể gặp khó khăn khi nói chuyện với người lớn, có một số “phòng” khác nhau, trong đó những thanh thiếu niên có thể vào đó kết bạn, tìm kiếm sự hỗ trợ về giáo dục và hướng nghiệp, tìm kiếm trợ giúp hoặc trò chuyện 1-1 với những người cùng trang lứa.

Tư vấn là một trong số các dịch vụ được cung cấp và hơn 1.000 bạn tuổi từ 15 đến 25 được giúp đỡ hằng năm. Hỗ trợ cũng có sẵn thông qua ứng dụng Help.com trên điện thoại di động, nơi những bạn trẻ tuổi có thể nói chuyện với cảnh sát và chuyên gia ảo, và các tình nguyện viên được đào tạo tại tổ chức Hỗ trợ nạn nhân Phần Lan.

Công việc của đơn vị không dừng lại ở đó. Keisanen nói: “Chúng tôi không ngừng phát triển dịch vụ. Điều quan trọng là chúng ta có thể linh động và giúp đỡ những trẻ em mà những dịch vụ truyền thống không thể tiếp cận. Điều này liên quan đến việc thiết lập một phòng chat Đêm Giáng sinh, vì Giáng sinh không phải là một kỳ nghỉ vui cho tất cả mọi người, và hỗ trợ trực tuyến cho học sinh được thành lập ngay sau vụ chém xảy ra tại một trường học ở miền bắc Phần Lan. Các sự kiện khác nhau có thể ảnh hưởng đến trẻ em theo nhiều cách khác nhau”.

Hoàng Thanh (theo Guardian)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文