Cơn ác mộng bắt cóc bao trùm Libya

19:14 11/07/2017
Thời hậu cách mạng ở Libya, bắt cóc trở thành vấn đề nổi cộm ở đất nước đang diễn ra cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhóm vũ trang. Động cơ bắt cóc rất khác nhau - từ đòi tiền chuộc, trả thù cho đến mưu đồ chính trị.

Lina (không phải tên thật) hết sức đau buồn khi người cha già của mình bị bắt cóc - Đó là giáo sư đại học Salem Beitelmal, 68 tuổi. Sau khi ông mất tích được 6 tuần, gia đình vẫn hoàn toàn không biết nhóm vũ trang nào phải chịu trách nhiệm và tại sao bọn chúng lại bắt cóc. Những gì mà gia đình biết được là chiếc ô tô của ông được phát hiện bị bỏ không bên vệ đường một con phố phía tây thủ đô Tripoli của Libya.

Nhiều nhóm phiến quân đối đầu nhau giành quyền lực ở Libya.

Không có số liệu thống kê chính thức song nhiều người dân Libya đều rơi vào cảnh ngộ bản thân mình hay thành viên gia đình và bạn bè bị bắt cóc. Tuy nhiên, thường thì không gia đình nào muốn công khai chuyện bắt cóc do lo sợ người thân bị giết chết hay tra tấn trong lúc bị giam cầm. Không biết được chuyện gì sẽ xảy ra sau một vụ bắt cóc!

Khoảng trống quyền lực ở Libya hiện nay chính là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn loạn ở đất nước này, có nghĩa là, trong trường hợp xảy ra sự cố, người dân chỉ còn biết hỏi thông tin từ bạn bè, láng giềng hay lực lượng dân quân địa phương mà thôi.

Những vụ bắt cóc ở Libya tăng vọt trong 3 năm qua, Năm 2015, Hội Chữ Thập Đỏ Libya (LRCS) báo cáo có hơn 600 người mất tích từ giữa tháng 2-2014 đến tháng 4-2015.

Năm 2016, Jabir Zain, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi người Sudan nhưng lớn lên ở Libya, bị một nhóm phiến quân vũ trang bắt cóc ngay bên ngoài một quán cà phê ở Tripoli. Sự việc xảy ra sau khi anh tổ chức một cuộc thảo luận nhóm về quyền phụ nữ. Anh trai của nạn nhân nói: "Chúng tôi giống như những xác sống".

Vài tuần trôi qua, một nhóm chiến binh mà gia đình Zain nghi ngờ là thủ phạm mới lên tiếng phủ nhận trách nhiệm. Những vụ tống tiền trắng trợn từ các băng nhóm tội phạm lẫn phiến quân diễn ra hàng ngày". Người ta không quên câu chuyện khá ly kỳ của một nạn nhân nam giới: "Lý do mà anh ta bị bắt cóc là bởi vì gia đình anh đang cố hết sức để trả tiền chuộc cho một vụ bắt cóc khác".

Di An (tổng hợp)

Bão Wipha đổ bộ 2 lần liên tiếp vào các khu vực miền Nam Trung Quốc mang theo mưa lớn và gió gật mạnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, với một loạt cảnh báo về lũ quét và lở đất được đưa ra. 

Liên quan đến vụ việc tàu câu mực bị sóng đánh chìm khi đang chở 30 khách du lịch đi câu mực ngoài khơi biển Thiên Cầm, ngành chức năng xác nhận hoạt động này là tự phát, chủ tàu không đăng ký với chính quyền cũng như cơ quan chức năng trước giờ ra khơi.

Trong thời gian trốn truy nã, Phạm Văn Thảo (SN 1991, HKTT tại xã Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, nay là Ấp Hai Tốt, xã Tây Yên, tỉnh An Giang), đối tượng có 3 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” đã sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, giả mạo là cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/7, Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ Công an (Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA) có Công điện số 08/CĐ-BCĐ gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.

Để tạo lòng tin, Giang lấy phôi “Sổ chứng nhận góp vốn đầu tư” do Công ty vàng Bắc Á phát hành và ký giả chữ ký Tổng Giám đốc Công ty vàng Bắc Á rồi đưa người thân, người quen xem. Tin tưởng thông tin Giang đưa ra, từ ngày 24/10/2018 đến ngày 4/7/2022, ba bị hại góp vốn và chuyển cho Giang hơn 107 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.