Cuộc đào tẩu bất thành của tỷ phú số 1 Croatia

15:15 13/11/2018
Hôm 25-10, tỷ phú người Croatia, ông Ivica Todoric - người sáng lập Tập đoàn thực phẩm và bán lẻ Agrokor đã thất bại trong nỗ lực kháng cáo chống lại quyết định dẫn độ ông từ Anh trở về nước. Điều này có nghĩa ông Ivica Todoric sẽ phải đối mặt với phiên tòa xét xử về tội gian lận và che giấu các khoản nợ của Tập đoàn.

Cuộc mặc cả không thành

Theo tin từ tờ Financial Times, Ivica Todoric là người đàn ông giàu có nhất Croatia. Tỷ phú này là người sáng lập Tập đoàn Agrokor và cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội các nhà tuyển dụng Croatia, được thành lập vào năm 1993.

Ivica Todoric sinh năm 1951 trong một gia đình mẹ là giáo viên và cha là một nhân vật nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp Croatia. Ông Ante Todoric là kỹ sư trưởng, Giám đốc trang trại Božjakovina ở Dugo Selo và là bạn học với cựu Thủ tướng Croatia Nikica Valentic.

Đầu năm 2017, Ivica Todoric và 14 cộng sự, trong đó có 2 người con trai bị nghi ngờ giấu các khoản lỗ tại Tập đoàn Agrokor, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất ở Croatia và là một trong những doanh nghiệp lớn nhất vùng Balkan. Tháng 11-2017, Ivica Todoric bị bắt giữ tại Anh theo một lệnh truy nã toàn châu Âu.

Sau nhiều tháng tìm kiếm sự ủng hộ của nhà chức trách Anh để khỏi bị dẫn độ về Croatia, hôm 25-10, Ivica Todoric đã có mặt tại tòa án ở Westminster để nghe phán quyết.

Thẩm phán người Anh đã quyết định thực hiện việc dẫn độ mặc dù không đưa ra khung thời gian cụ thể. Trước mắt, Ivica Todoric vẫn được đưa trở lại nhà giam tại đồn cảnh sát Charing Cross.

Jadranka Slokovic, công tố viên đang thụ lý điều tra vụ án liên quan đến Ivica Todoric tại Croatia cho biết, chính quyền Croatia đã được thông báo về quyết định của tòa án ở Anh. Thời gian triển khai dẫn độ được dự kiến diễn ra trong 2 đến 4 tuần nữa.

Hãng Bloomberg viết: Việc giam giữ nhà tỷ phú 66 tuổi này ở London là một bước ngoặt lạ thường trong câu chuyện vỡ nợ của Tập đoàn Agrokor - nơi làm việc của hơn 60.000 người đến từ Croatia và vùng Nam Tư cũ. Doanh thu của Tập đoàn Agrokor tương đương 16% tổng sản lượng kinh tế Croatia và đóng góp thuế chiếm hơn 3% ngân sách quốc gia.

Từ tháng 1-2017, các vấn đề lớn này đã nổi lên tại Tập đoàn, đe dọa làm mất ổn định nền kinh tế của Croatia và tạo nên những “đợt sóng” khủng hoảng trên khắp vùng Balkan. Đến tháng 4, Chính phủ Croatia quyết định đưa Agroko vào quản lý nhà nước khẩn cấp theo một đạo luật đặc biệt vội vã thông qua tại Quốc hội được biết đến dưới tên gọi “Lex Agrokor”. Và, mặc dù Agrokor thuộc nhà nước quản lý song người đứng đầu nó trên danh nghĩa pháp lý vẫn là Ivica Todoric.

Ngay lập tức, tỷ phú này bí mật trốn đến London và liên tục đưa ra những tuyên bố, phát ngôn, cáo buộc rằng chính phủ đang gây sức ép để làm sụp đổ Tập đoàn của ông. Ivica Todoric còn nói với báo giới rằng, cuộc điều tra ở Agrokor mang màu sắc chính trị và rằng ông sẽ tiết lộ sự thật về nhóm bóng tối - những người mà ông cho rằng đã đánh cắp sức mạnh của Agrokor, đẩy ông và hơn 15.000 cổ đông khác vào cảnh khốn cùng.

Tại London, Ivica Todoric thậm chí còn mặc cả với nhà chức trách Anh rằng sẽ tiết lộ về những vụ tham nhũng lớn ở Croatia để đổi lại việc không phải trở về nước. Chưa hết, tỷ phú này cũng chấp nhận bỏ ra hàng trăm ngàn Euro để được bảo lãnh nhưng mọi kế hoạch đều thất bại.

Todoric thất bại trong việc chống lại quyết định dẫn độ từ Anh về Croatia.

Món nợ 6 tỷ Euro

Báo cáo được gửi lên Chính phủ Croatia cho biết, sau khi mở rộng thương vụ mua lại Mercator của Slovenia vào năm 2013 để trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Trung và Đông Âu, Tập đoàn Agrokor đang có khoản 3,5 tỷ Euro nợ của các chủ nợ khác nhau và 2,2 tỷ Euro nợ các nhà cung cấp dịch vụ. Tổng số nợ của Agrokor được cho là gấp 6 lần vốn sở hữu của Tập đoàn theo số liệu thống kê hồi tháng 9-2016.

Được thành lập năm 1976 với hoạt động ban đầu là doanh nghiệp trồng và buôn bán hoa, chỉ sau 13 năm, Agrokor đã trở thành một công ty cổ phần với 100% vốn thuộc người sáng lập Ivica Todoric.

25 năm sau khi được thành lập, Agrokor bắt đầu mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng việc mua lại một số công ty lớn ở Croatia và Đông Nam châu Âu, đồng thời chuyển sang sản xuất, phân phối thực phẩm, đồ uống, thương mại bán lẻ. Các hoạt động của Agrokor đặc biệt tăng tốc trong nhiệm kỳ của Tổng thống Franjo Tuđman.

Năm 2014, với giao dịch lớn nhất trong lịch sử của khu vực, Agrokor trở thành chủ sở hữu của chuỗi thương mại Mercator ở Slovenkia với 53% cổ phần. Giá trị của giao dịch là 544 triệu Euro với phần lớn là khoản vay lãi suất cao từ ngân hàng quốc doanh Nga Sberbank...

Các nhà kinh tế học phân tích rằng, việc tỷ phú Ivica Todoric quá sốt sắng trong mở rộng doanh nghiệp đã kích hoạt sự sụp đổ tài chính của Tập đoàn Agrokor và giao dịch với Mercator là một đòn chí mạng. Từ đây, Agrokor bắt đầu lao dốc và chạm đáy của sự phá sản.

Tháng 1-2017, Moody hạ xếp hạng của Agrokor từ B2 xuống B3, đồng thời tăng khả năng phá sản của công ty. Trái phiếu của Agrokor bắt đầu mất giá trị. Tháng 4-2017, Chính phủ bổ nhiệm Giám đốc điều hành tên là Ante Ramljak với một đội quản lý khủng hoảng đặc biệt để chỉ đạo tái cấu trúc các công ty. Nợ của Agrokor vào đầu năm 2017 được cho là do 2 ngân hàng lớn nhất của Nga nắm giữ, trong đó có Sberbank.

Hãng tin Financial Times cho hay, khi trở thành Giám đốc điều hành của Agrokor, Ante Ramljak bắt đầu đàm phán với các ngân hàng và các nhà cung cấp để giải cứu Tập đoàn này khỏi bị phá sản. Cũng chính Ante Ramljak đệ đơn tố tụng hình sự chống lại Ivica Todoric và 13 người khác về việc giả mạo báo cáo tài chính của Tập đoàn Agrokor.

Cuối tháng 10-2017, Văn phòng Luật sư tiểu bang đã khởi tố, truy tố hình sự 13 thành viên của ban điều hành Tập đoàn Agrokor và 2 kiểm toán viên về tội lạm dụng sức mạnh trong kinh doanh kinh tế, giả mạo các tài liệu chính thức và vi phạm nghĩa vụ kế toán thương mại và kinh doanh. Ivica Todoric - chủ sở hữu danh nghĩa của Agrokor bị cáo buộc làm sai báo cáo tài chính, lạm dụng vị trí để gian lận 110 triệu Euro.

Ngọc Khuê (tổng hợp)

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文