Đội đặc nhiệm xử lý nạn quay lén trong nhà vệ sinh nữ

15:15 29/11/2016
Hành vi bí mật quay phim phụ nữ bằng camera giấu kín - gọi là “molka” - trong phòng tắm, phòng thay đồ hay những địa điểm riêng tư khác đang là vấn đề nghiêm trọng và đang tăng nhanh ở Hàn Quốc. Giữa những năm 2010 và 2014, số tội phạm liên quan đến “molka” bị bắt giữ tăng từ 1.110 đến 6.600 người - theo số liệu từ cảnh sát Hàn Quốc.

Hàn Quốc nổi tiếng là đất nước có sức mạnh công nghệ với những thương hiệu smartphone hàng đầu thế giới với khoảng 90% trong dân số 50 triệu người nước này sở hữu loại thiết bị di động này - tỷ lệ được đánh giá là cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có một “đội quân” lợi dụng sự tiến bộ công nghệ để thực hiện ý đồ xấu xa. Nhiều người sử dụng ứng dụng smartphone để quay lén dưới váy phụ nữ khi họ đi cầu thang hay ngồi ở bàn và camera gián điệp cũng được lắp bí mật trong phòng thay đồ hay nhà vệ sinh công cộng. Sau đó, những đoạn phim hay hình ảnh nhạy cảm được bọn tội phạm molka phát tán trên Internet.

Đội đặc nhiệm dò tìm camera giấu kín trong nhà vệ sinh nữ và Thiết bị dò kim loại được đội đặc nhiệm sử dụng (ảnh nhỏ).

Vấn đề trở nên đáng báo động đến mức mọi nhà sản xuất smartphone ở Hàn Quốc đều được yêu cầu camera trên thiết bị của họ phải phát ra âm thanh màn trập thật lớn mỗi khi chụp hình. Tin tức về tội phạm molka xuất hiện nhan nhản hằng ngày trên báo chí Hàn Quốc. Ví dụ, một mục sư ở Seoul bị bắt quả tang quay phim dưới váy một phụ nữ đang bước đi trên cầu thang. Sau đó, cảnh sát phát hiện trong điện thoại vị mục sư chứa rất nhiều hình ảnh phụ nữ khác.

Thậm chí, một bác sĩ khoa sản 31 tuổi bị ngồi tù vì tội quay phim lén những bệnh nhân nữ và y tá trong phòng thay đồ và sau đó chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm trên Internet. Mới đây nhất, huấn luyện viên trưởng đội tuyển bơi lội quốc gia Hàn Quốc Ahn Jong-tark đã phải từ chức sau khi cảnh sát điều tra vụ 2 vận động viên nam đặt máy quay phim lén trong phòng thay đồ và nhà vệ sinh của đồng đội nữ ở nhà tập luyện Jincheon cũng như Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia ở Seoul.

Theo tiết lộ từ Hyun Heung-ho, một số tội phạm sử dụng smartphone và số khác chuộng những thiết bị gián điệp tinh vi khác - như là bút bi, mắt kính hay đồng hồ đeo tay tích hợp camera. Heung-ho là thành viên đội cảnh sát tuần tra metro ở Seoul được thành lập năm 1987 để chống tội phạm móc túi và hiện nay được giao nhiệm vụ chính là xử lý tội phạm quấy rối tình dục nơi cộng cộng bao gồm cả tội phạm molka.

Hyung-ho cho biết: “Nhiệm vụ cực kỳ khó khăn bởi vì công nghệ tiến bộ quá nhanh, như là những ứng dụng di động đặc biệt cho phép tắt âm thanh camera khi chụp hình hay chỉ hiển thị hình ảnh khác khi camera đang quay lén”.

Dò tìm cả phần lưới thông gió trên trần nhà.

Điều hết sức bất ngờ là tuyệt đại đa số những kẻ biến thái bị tóm cổ thuộc độ tuổi 20 hay 30 và thuộc tầng lớp “cổ cồn trắng” hay có học thức cao! Theo luật pháp Hàn Quốc, loại tội phạm molka sẽ bị phạt tiền đến 10 triệu won (khoảng hơn 9.000 USD) hay lĩnh mức án tù giam 5 năm.

Để giải quyết triệt để loại tội phạm molka, cảnh sát Seoul đề nghị mức tiền thưởng cao cho người tố giác tội phạm đồng thời thuê dụng hàng chục phụ nữ để săn lùng cmera giấu kín trong những không gian dành riêng cho phụ nữ.

Cũng giống như bạn bè, nữ nhân viên văn phòng 38 tuổi Lee Hae-kyung cố tránh xa nhà vệ sinh tại những địa điểm công cộng như là trạm tàu điện ngầm: “Nếu có nhu cầu khẩn cấp phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, tôi đều kiểm tra cẩn thận tay nắm cửa hay cần gạt nước bồn cầu. Nhưng, thậm chí một gã đàn ông nào đó đứng bên cạnh trong trạm tàu điện ngầm cũng có thể đang quay lén dưới váy của bạn. Ai mà biết được”.

Biển cảnh báo phụ nữ bị quay lén khi đi cầu thang được đặt tại nơi công cộng.

Để chống lại loại tội phạm này, thành phố Seoul đã cho thành lập đội đặc nhiệm toàn nữ có nhiệm vụ săn lùng những chiếc camera cực nhỏ được bí mật lắp đặt trong những không gian công cộng dành riêng cho phụ nữ. Với thiết bị dò kim loại cầm tay, Park Kwang-mi cẩn thận tìm kiếm những chiếc camera cực nhỏ có thể được kẻ xấu giấu kín trong bàn ngồi bồn cầu, thanh giữ cuộn giấy vệ sinh, tay nắm cửa và thậm chí bộ phận lưới thông gió trên trần phòng.

Nữ đặc nhiệm 49 tuổi từng kiểm tra hàng chục nhà vệ sinh công cộng trong một nhà bảo tàng ở Seoul giải thích: “Công việc của tôi là bảo đảm không có camera quay lén phụ nữ trong nhà vệ sinh. Nhiệm vụ của tôi là giúp cho phụ nữ được an toàn hơn”.

An An (tổng hợp)

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文