John Perren - Chuyên gia chống khủng bố của FBI

19:25 01/09/2008
Trong vai trò người giám sát của FBI và đã trải qua nhiều tuần lễ trong đống đổ nát của Lầu Năm Góc sau ngày 11/9/2001, John Perren - tân lãnh đạo đơn vị chống khủng bố của FBI ở Washington, từng dự báo Al-Qaeda sẽ tiếp tục tấn công Trung tâm Thương mại thế giới sau cuộc tấn công thất bại vào nơi này 8 năm trước đó.

Ông nói: "Bọn chúng có một mục tiêu và sẽ tiếp tục bám lấy nó". Để lãnh đạo đơn vị chống khủng bố làm việc ở thủ đô nước Mỹ, John Perren hàng ngày phải đối đầu với tình trạng báo động màu cam. Bộ phận của John Perren có gần 900 hồ sơ điều tra còn để ngỏ liên quan đến đủ mọi nhóm khủng bố, từ Al-Qaeda đến Mặt trận giải phóng động vật (ALF).

Tuy nhiên, ngoài sứ mạng chống khủng bố, đơn vị của John Perren còn nhận trách nhiệm điều tra tội phạm chống người Mỹ ở vùng Trung Đông, Nam Á và những nơi khác trên thế giới.

John Perren, 54 tuổi, đã trải qua hai thập niên kinh nghiệm đối phó một số âm mưu khủng bố lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Sự từng trải cho John Perren biết rằng đây là kỷ nguyên mới cho đơn vị chống khủng bố lớn hàng thứ hai của FBI, nơi ông thay thế Mike Heimbach hiện đang nhận nhiệm vụ ở tổng hành dinh của cục. John Perren nói: "Trọng tâm nhiệm vụ không là phản ứng lại cuộc tấn công khủng bố, mà đó là điều tra, ngăn ngừa và phá vỡ âm mưu".

John Perren lớn lên ở Detroit, là con trai của dân nhập cư vào Mỹ từ đảo Malta (vùng Địa Trung Hải) bị xâu xé bởi chiến tranh. Từ hồi học lớp 5, John Perren đã viết một lá thư gửi đến Giám đốc FBI lúc đó là J. Edgar Hoover bày tỏ nguyện vọng làm việc cho cơ quan nổi tiếng này.

Lên 19 tuổi, John Perren trở thành thư ký văn phòng làm việc ngay trong tổng hành dinh của FBI. Nhưng sau đó vì nhu cầu học tập và yêu cầu kiến thức, John Perren phải tạm chia tay với FBI. Ông trải qua 14 năm làm việc cho Cảnh sát Washington, học đại học vào ban đêm, trước khi quay lại với FBI.

Năm 1987, John Perren được giao nhiệm vụ đầu tiên với Đội đặc nhiệm hỗn hợp chống khủng bố của FBI ở Newark. Trong thập niên sau đó, Đội đặc nhiệm của Perren đã đương đầu với nhiều vụ có tính đe dọa cao, như điều tra vụ sát hại dã man giáo sĩ Do Thái quá khích Meir Kahane, vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới lần đầu tiên và âm mưu thổi tung hệ thống đường hầm của New York. Đây là sự bắt đầu của kỷ nguyên khủng bố mới.

Theo đánh giá của Ủy ban Điều tra vụ 11/9, Bộ Tư pháp Mỹ và FBI có công lớn trong điều tra vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới năm 1993. Hiện nay, đơn vị của John Perren hợp tác làm việc với hàng chục chuyên gia phân tích tình báo, và điều này phản ánh nỗ lực của FBI muốn trở thành một cơ quan ngăn ngừa tấn công khủng bố hiệu quả nhất nước Mỹ.

John Perren thức dậy lúc 4h30' và bắt đầu 75' tập những bài thể dục tốt cho tim mạch trước khi đến cơ quan làm việc. Ông cũng thừa nhận mình là người có thể lực rất tốt. Đồng nghiệp gọi Perren là một đặc vụ FBI làm việc tích cực và chu đáo, "sẵn sàng đập món đồ sứ nhỏ để đi đến thành công", như cựu đặc vụ về hưu Michael Mason của FBI nhận xét.

Năng lực của Perren là huyền thoại. Rick Fuentes, Đại tá Cảnh sát bang New Jersey, một trong những đồng nghiệp của Perren, nhận xét: "John Perren có thể tập trung làm việc cao độ trong 15 giờ liên tục không ngơi nghỉ".

Cathy L. Lanier, lãnh đạo Cảnh sát Washington, nêu một ví dụ về tính cách làm việc của Perren khi đến hiện trường nghi ngờ có gài bom ở phía bắc Washington cách đây vài năm. Lanier, sau đó là người lãnh đạo những chiến dịch đặc biệt của cảnh sát, kể: "Ông có thể đến và nói - Tôi là đặc vụ FBI, đây là bổn phận của tôi. Nhưng thực tế ông đã làm việc theo tinh thần đồng đội và bảo - Hãy cho biết tôi có thể giúp được gì?”. Bởi vì theo Lanier, theo truyền thống đó không là mối quan hệ tiêu biểu giữa các lực lượng cảnh sát bang, địa phương và FBI!

Về phần mình, John Perren tuyên bố ông tin tưởng mạnh mẽ vào việc xây dựng những đội điều tra hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát. Năm 1999, khi trở thành chuyên gia giám sát của lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp chống khủng bố trực thuộc phân nhánh FBI ở Washington, John Perren đã là đại diện cho 9 cơ quan cảnh sát và đến cuối hè 2001 con số đó nâng lên thành 17.

Sau ngày 11/9/2001, Perren làm việc 16 giờ/ngày ở Lầu Năm Góc với trách nhiệm bảo đảm an ninh. Vài năm sau đó, Perren lập ra một đội tình báo để hỗ trợ mỗi ngày những cuộc điều tra của các cơ quan cảnh sát và dự báo những mối đe dọa khủng bố có thể xảy ra.

John Perren từ chối tiết lộ có bao nhiêu người làm việc trong đơn vị chống khủng bố của FBI ở Washington hiện nay và cũng không cung cấp thông tin về những cuộc điều tra thất bại. Song Perren khẳng định số nhân lực đó đã tăng mạnh từ sau ngày 11/9/2001. Một số cuộc điều tra khép lại sau vài ngày, nhưng cũng có nhiều vụ kéo dài đến nhiều năm. Các tổ chức của người Arập và Hồi giáo phê phán kịch kiệt một số chiến dịch điều tra quá kích động của FBI.

John Perren thừa nhận một điều là khi nhân viên FBI bắt đầu chất vấn dân nhập cư sau ngày 11/9/2001, thì nhiều người sợ rằng "chúng tôi sẽ bắt họ đi vào lúc giữa đêm". "Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn để làm cho họ tin tưởng chúng tôi", Perren nói. FBI đã hết sức cố gắng để xây dựng cầu nối với cộng đồng người Arập và Hồi giáo.

Năm 2005, Perren trải qua 6 tháng chỉ huy chiến dịch của FBI ở Iraq. Nhiệm vụ của John Perren lúc đó là giám sát nhân viên tình báo, và điều tra phân tách những vụ nổ bom ven đường và thu thập thông tin tình báo về những mối đe dọa đối với lực lượng Mỹ. Trong thời gian ở Iraq, John Perren và thuộc cấp của ông làm việc căng thẳng đến 20 giờ/ngày. Sắp tới, cô con gái 23 tuổi của Perren sẽ tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Washington và ông rất tự hào về gia đình mình

Di An (theo Washington Post)

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) đã cận kề. Góp phần vào thành công của lễ kỷ niệm là 11 khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND (9 khối đi và 2 khối đứng). Để thực hiện nhiệm vụ này, lãnh đạo Bộ Công an giao Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ) tổ chức tuyển chọn hơn 1.300 CBCS tham gia luyện tập, trong đó đoàn viên, thanh niên các học viện, trường CAND là nòng cốt, phối hợp Công an một số đơn vị, địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文