Kenya: Đội xạ thủ bắn tỉa bảo vệ tê giác

11:00 17/03/2016
Trong khu bảo tồn thiên nhiên Borana ở Kenya, những biện pháp nghiêm khắc mới nhất được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ những con tê giác trước sự săn lùng của bọn tội phạm săn trộm. Đó là nhiệm vụ của một đơn vị xạ thủ bắn tỉa, được lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng SAS của Anh huấn luyện.

Có thời điểm quần thể tê giác ở Kenya lên đến 200.000 con, sau đó con số sụt giảm cả trăm ngàn lần, chỉ còn độ 200 con vào giữa thập niên 1980. Kể từ khi các khu bảo tồn được thành lập khắp Kenya, số lượng tê giác phục hồi được khoảng 600 con. Lewa và Borana chính là 2 khu bảo tồn trong số đó. Những con tê giác trắng và đen được đưa đến Borana bắt đầu từ năm 1984, rất nhanh chóng sau đó bọn săn trộm tìm thấy chúng.

Michael Dyer, lãnh đạo khu bảo tồn Borana, thú thật: "Chúng tôi bị mất 17 con từ số lượng 90 con. Chúng tôi bị đánh bại trước những thủ đoạn và sức mạnh vũ trang của bọn săn trộm. Tình thế buộc chúng tôi phải được trang bị lực lượng bảo vệ vũ trang hùng hậu". Đó là lý do thúc đẩy Michael Dyer tuyển mộ một cựu sĩ quan đặc nhiệm SAS của quân đội Anh để huấn luyện cho đội bảo vệ được tuyển chọn kỹ lưỡng từ người dân địa phương.

Dyer cho biết: "Đội bảo vệ hoạt động với các nhóm 4 người gồm xạ thủ bắn tỉa, 2 tay súng trường và một người phát tín hiệu báo động. Tất cả đều được trang bị ống nhòm ban đêm và thiết bị phát radio kỹ thuật số để khi cần thiết họ có thể gọi hỗ trợ trên mặt đất và từ trên không".

Một con tê giác bị bọn săn trộm sát hại.

Đội bảo vệ của Michael Dyer chịu trách nhiệm giám sát nghiêm ngặt 102 con tê giác và khi phát hiện bọn săn trộm thì họ không bắt giữ mà tiêu diệt ngay. Một thành viên của đội bắn tỉa không úp mở: "Nếu hắn đến để giết chết những con tê giác, hắn sẽ cướp đoạt cả cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiêu diệt hắn ngay lập tức".

Dyer cũng nói thêm: "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho bọn săn trộm cơ hội đầu hàng. Song điều này chỉ xảy ra khi chúng không còn khả năng kháng cự".

Nhờ sự ra đời của đội xạ thủ bắn tỉa mà trong tháng 7-2015, khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã chỉ bị mất một con tê giác. Mặc dù vậy, việc sử dụng đội quân tư nhân có làm dấy lên sự lo ngại về tính pháp lý và đạo đức hay không? Một người chăn gia súc phát biểu: "Bọn săn trộm là những kẻ xấu xa, ác độc. Đôi khi chúng tôi nhìn thấy bọn chúng trong thị trấn. Những người nghèo bất ngờ giàu lên. Chúng không thể tiêu tiền ở địa phương. Chúng tôi buộc chúng phải rời khỏi địa phương".

Những con tê giác trắng và du khách tham quan Công viên quốc gia Nakuru ở Kenya.

Bất chấp mọi lời kêu gọi khẩn thiết từ những tổ chức và người nổi tiếng, nhu cầu săn lùng tê giác vẫn tiếp tục gia tăng không ngừng trên thế giới. Bởi vì, người ta có niềm tin mù quáng cũng như hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học rằng sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh. Những con tê giác không hề biết bên cạnh chúng luôn túc trực những tay súng thiện xạ. Bọn săn trộm trong khu bảo tồn Borana thường sử dụng loại xe máy Boda boda rẻ tiền nhập khẩu từ Trung Quốc để đi vào trong bụi rậm rồi lấy vũ khí cất giấu sẵn.

Đội bảo vệ ở khu bảo tồn Borana.

Sau khi bắn gục một con tê giác, bọn chúng bắt đầu cưa lấy sừng. Xu hướng mới là chúng lấy luôn mảnh da đầu của tê giác dính với chiếc sừng - bởi vì nó được những kẻ sành sỏi coi như là thứ nhãn hiệu bảo chứng! Bọn săn trộm có thể kiếm được 21.000 USD với 9kg sừng tê giác và thậm chí giá bán còn có thể tăng đến 570.000 USD trên thị trường đen. Cuộc xung đột đẫm máu giữa hai bên vẫn sẽ tiếp tục tăng cao khi mà niềm tin vào tác dụng chữa ung thư của chiếc sừng tê giác ở châu Á vẫn tồn tại.

Duy Ân (tổng hợp)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文