Kinh tế nghèo đi, vũ khí vẫn đắt khách

17:43 27/04/2018
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa công bố dữ liệu cho thấy, lượng chuyển giao vũ khí hạng nặng giai đoạn 2012-16 đã đạt mức cao nhất so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Câu hỏi được đặt ra là vào thời điểm thương mại quốc tế sụt giảm, tại sao thị trường vũ khí toàn cầu lại "sôi động" như vậy?

Các cuộc nghiên cứu gần đây chứng minh, càng có nhiều xung đột và nguy cơ xung đột hay bất ổn, buôn bán vũ khí càng rầm rộ.

Các mối đe dọa khủng bố, xung đột vũ trang, sự trở lại của cuộc cạnh tranh sức ảnh hưởng trên trường quốc tế đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trên toàn thế giới, với mức chi kỷ lục trong năm 2016 là 1.568 tỷ USD. Theo ước tính của SIPRI, từ năm 2013 đến 2017, ở cấp độ toàn cầu, lượng vũ khí bán ra đã tăng bình quân 10%, trong đó Mỹ vẫn là nước bán được nhiều nhất, chiếm 34% thị trường, theo sau là Nga, Pháp, Đức và Trung Quốc...

Theo báo cáo của SIPRI, sau nhiều thập kỷ duy trì hoặc giảm chi phí quân sự, cuộc chạy đua vũ trang quay trở lại khi mức chi phí cho vũ khí tương đương với 2,3% tổng GDP của toàn thế giới. Sự gia tăng chi tiêu quân sự được ghi nhận lần đầu tiên từ năm 2011, do gia tăng chi tiêu quốc phòng ở Trung và Đông Âu, Trung Đông, châu Á và châu Đại Dương.

Báo cáo của SIPRI cho biết, chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn ở mức lớn nhất thế giới, lớn hơn chi tiêu của 7 nước đứng sau gộp lại, dao động quanh mức 600 tỷ USD. Về phần các khách hàng, Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước nhập vũ khí nhiều nhất, theo sau là Saudi Arabia. Sau 15 năm tương đối giải trừ vũ khí, châu Âu nay có bước chuyển mới, sang chiến lược phòng thủ.

Quân đội Ấn Độ trình diễn tên lửa mới. Ảnh: Foreign Policy News.

Trong khu vực Liên minh châu Âu (EU), hiện chỉ có 4 nước trong tổng số 28 nước thành viên tôn trọng mục tiêu 2% GDP dành cho quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ấn định. Nếu các nước khác cũng phải tuân theo mục tiêu trên, tổng chi phí của toàn khối quân sự này sẽ ở mức 100 tỷ USD hằng năm. Hiện tượng tăng ngân sách quân sự một cách chóng mặt cũng diễn ra ở châu Á, khi tổng chi cho quốc phòng của châu Á cao hơn 100 tỷ USD so với tổng chi của toàn EU.

Lý giải nguyên nhân về sự bùng nổ buôn bán vũ khí, các chuyên gia về quân sự lấy ví dụ về cuộc tấn công vừa diễn ra tại Syria cho thấy, dù cuộc tấn công chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, bằng việc sử dụng tên lửa Tomahawak vào rạng sáng hôm 14/4/2018, ngay lập tức nền kinh tế lớn nhất thế giới "mất" 240 triệu USD, và con số này nhiều khả năng sẽ chưa dừng lại tại đây.

Theo tờ Financial Times và các báo cáo độc lập, cuộc chiến ở Afghanistan cũng đã tiêu tốn của Mỹ khoảng 1.000 tỷ USD, trong khi 1.700 tỷ USD là cái giá mà Mỹ phải trả cho cuộc chiến ở Iraq. Thậm chí, số liệu thống kê các khoản chi phí vẫn chưa dừng lại khi mà Washington vẫn tiếp tục phải chi trả các khoản phúc lợi xã hội cho cựu chiến binh trở về từ các chiến trường này. Trong khi đó, chi phí sản xuất và mua bán vũ khí trên toàn thế giới cũng đang không ngừng gia tăng, cụ thể đã tăng tới 45% trong 10 năm qua.

Một trong những nguyên nhân khiến lượng tiền đổ vào các kho vũ khí ngày càng lớn là sự răn đe hạt nhân chưa mất đi khi tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân trên thế giới đang diễn ra chậm chạp và các cường quốc sở hữu vẫn tiếp tục hiện đại hóa hệ thống vũ khí hạt nhân của mình.

Thực tế cho thấy, xung đột, căng thẳng, leo thang quân sự đặc biệt tại Trung Đông và tại một số khu vực trong những năm qua và dự báo tới đây vẫn không thuyên giảm sẽ càng khiến hoạt động buôn bán vũ khí tiếp tục bùng nổ.

Hòa Nguyễn

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文