Lâu đài nổi tiếng ở Pháp bị trộm đột nhập

20:15 18/03/2015
Vào ngày 15/3 vừa qua, tòa lâu đài huyền thoại Fontainebleau cũng là Viện Bảo tàng Quốc gia Pháp, đã bị bọn đạo chích đột nhập, lấy đi 15 hiện vật vô giá đang trưng bày.

Vụ trộm chỉ diễn ra trong vòng vài phút đồng hồ, bọn đạo chích đã trà trộn vào số du khách tham quan để ra tay hành động. Nổi bật trong số hiện vật bị mất là bản sao chiếc vương miện bằng vàng ròng khảm kim cương, do một nhà vua thuộc triều đại Xiêm La (Thái Lan) tặng cho Hoàng đế Napoleon III (1808-1873), cũng là vị Tổng thống đầu tiên của nền Đệ nhị Cộng hòa Pháp cử đặc sứ đến Bangkok vào giữa thế kỷ XIX.

Cổng chính của lâu đài.

Theo lời ông Jean-Francois Hebert, Giám đốc Viện Bảo tàng Fontainebleau thì bọn trộm hành động hết sức chuyên nghiệp, lợi dụng đúng giờ cao điểm với hàng nghìn lượt khách tham quan để dễ bề ra tay.

Quần thể lâu đài Fontainebleau rộng hàng chục nghìn mét vuông được xây dựng cách đây gần 9 thế kỷ, vào năm 1137 với lối kiến trúc Phục hưng tiêu biểu trở thành nơi nghỉ ngơi của các vị vua Pháp trong các dịp dã ngoại săn bắn. Hơn 4 thế kỷ sau, Hoàng đế François I (1494-1547) cho cải tạo lại thành một tòa cung điện, biến thành chốn cư ngụ thường trực của các thành viên hoàng tộc.

Đến thời Vua Louis XIV (1638-1715), cũng là nhà quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến châu Âu, hơn 72 năm, quyết định chuyển nơi ở và làm việc về cung điện Versailles,  cho gần trung tâm Paris, khiến tòa lâu đài Fontainebleau dần bị lãng quên. Niềm vinh quang của tòa cung điện lộng lẫy này được khôi phục lại sau khi Hoàng đế Napoleon Bonaparte (1769-1821), một trong những vị vua thiện chiến nhất trong lịch sử thế giới đăng quang.

Con nghê bằng sứ nạm vàng là một trong những hiện vật quý hiếm bị bọn trộm nẫng đi.

Napoleon Bonaparte từng cư ngụ tại đây cho đến lúc thất sủng, bị lưu đày sang hòn đảo Saint Helena phía nam Đại Tây Dương và băng hà ở đó. Năm 1981, tòa lâu đài Fontainebleau và khu công viên bao quanh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Trở lại với vụ trộm nói trên, một điều khó hiểu là vụ đột nhập lại xảy ra ở một gian trưng bày được cho là có mức độ an ninh cao nhất, với đầy đủ hệ thống camera giám sát, cũng như hệ thống báo động khẩn cấp mỗi khi khách tham quan vô tình chạm đến hiện vật. Càng khó hiểu hơn, là bọn đạo chích làm sao có thể mang hết số cổ vật cồng kềnh và dễ vỡ ra khỏi lâu đài Fontainebleau, nơi có đội ngũ nhân viên bảo vệ dày đặc hiện diện ở mọi ngóc ngách(?!).

Hiện vụ việc vẫn đang được nhóm điều tra đặc nhiệm của Bộ Nội vụ Pháp tiến hành rà soát, kiểm tra tỉ mỉ tất cả các địa điểm thuộc lâu đài Fontainebleau và khu khuôn viên... Không loại trừ khả năng bọn đạo chích đã kịp giấu đồ ăn trộm vào một nơi nào đó trong tòa lâu đài chờ dịp thuận lợi mới chuyển ra ngoài và đem đi tiêu thụ.

Kim Dung (theo The Observer)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文