Mexico: Nỗ lực ngăn chặn mafia thao túng nông nghiệp

16:05 27/09/2018
Cuối cùng thì Javier đã cảm thấy thật sự an toàn. Người nông dân 46 tuổi chuyên trồng cây bơ này nở nụ cười thật tươi khi nhớ lại câu chuyện một số tay súng mafia bắt cóc và giết hại cô con gái của người láng giềng đồng thời phóng hỏa khu nhà xưởng đóng gói quả bơ xuất khẩu.


Thậm chí, bọn chúng còn ra tay sát hại cả một nữ giáo viên đang mang thai! Nhưng, những ký ức đau buồn đó đang phai nhạt dần. Tancitaro, thành phố thuộc bang Michoacan miền Tây Mexico và là thủ đô thế giới về sản xuất quả bơ, đang dần đi vào ổn định sau khi người dân đoàn kết thành lập đội đặc nhiệm vũ trang tự quản gọi là Lực lượng an ninh công cộng Tancitaro (gọi tắt theo tiếng Tây Ban Nha là CUSEPT) đối đầu với mafia trong nhiều trận chiến đẫm máu.

Cộng đồng nhà vườn trồng quả bơ đã thu hồi lại những khu đất của mình từ tay bọn mafia. Javier hớn hở cho biết: “Chính quyền không tồn tại ở đây. Nhưng, ngày nay Tacitaro đã nằm dưới sự kiểm soát của người dân. Mọi người đã có thể an tâm làm việc”.

Quả bơ và sự ra đời của CUSEPT

An ninh nông nghiệp có cái giá riêng của nó. Quả bơ xuất khẩu mang về cho Mexico hơn 1,5 tỷ USD năm 2016. Trung bình, mỗi ngày Tancitaro đưa ra thị trường sản lượng quả bơ trị giá hơn 1 triệu USD. Người dân Tancitaro trở nên giàu có nhờ quả bơ – loại trái cây được gọi là “vàng xanh” của Mexico.

Người dân Tancitaro trở nên giàu có nhờ quả bơ – loại trái cây được gọi là “vàng xanh” của Mexico.

Thành phố khoảng 30.000 dân này sản xuất đủ lượng quả bơ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho toàn bang California miền Tây nước Mỹ! Còn đất nước Mexico sản xuất khoảng 45% lượng quả bơ trên thế giới và Michoacan là bang sản xuất lượng quả này lớn nhất đất nước. Mỗi năm, chỉ riêng bang Michoacan đã xuất khẩu khoảng gần 2 tỷ quả bơ sang Mỹ.

Loại quả có giá trị kinh tế cao này khiến cho các chủ doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà vườn trở thành mục tiêu bắt cóc đòi tiền chuộc (hay thậm chí sát hại) của bọn tội phạm có tổ chức. Theo số liệu thống kê chính thức, 8.258 vụ giết người xảy ra tại bang Michoacan giữa các năm 2006 và 2015. Năm 2013, cộng đồng nhà nông trồng quả bơ Tancitaro quyết định tự tổ chức lực lượng giữ gìn an ninh CUSEPT. Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm dân sự CUSEPT canh gác tại các chốt kiểm soát lập gần lối vào thành phố. Họ trang bị súng trường và áo giáp chống đạn.

Javier cho biết: “Chúng tôi góp tiền mua súng và dựng chướng ngại vật. Fleteros – những người bán quả bơ – mang súng giấu trong xe tải. Đó là những khẩu súng cũ thuộc loại M-1s hay R-15s và M-14s. Và, có cả những khẩu AK-47. Ai ai cũng có súng cả”. Những chốt kiểm soát ban đầu được xây bằng gạch và bao cát to nhưng sau đó được gia cố thêm bằng đá và xi măng. Không chỉ giữ an ninh cho các khu đất trồng quả bơ mà lực lượng CUSEPT ở Tancitaro còn có khả năng chiến đấu chống các cartel (băng nhóm) ma túy vũ trang.

Những khu đất trồng bơ luôn được các tay súng dân sự tuần tra kiểm soát thường xuyên.

Một thành viên CUSEPT tự xưng tên là Hugo Sanchez - cựu binh sĩ 26 tuổi, tuần tra bằng chiếc xe tải nhẹ và khẩu súng máy tự chế - chia sẻ với phóng viên báo chí: “Chiếc xe tải này có thể chống đạn với các lớp kính cửa dày. Khi có báo cáo về mối đe dọa của bọn tội phạm, chúng tôi sẽ sử dụng những chiếc xe tải chống đạn như thế này. Hiện thời, chúng tôi chỉ có 4 chiếc như thế”. Ngay đến lực lượng cảnh sát liên bang Mexico cũng không sử dụng xe chống đạn giống như thế.

Do đó vào năm 2010 tại thành phố lân cận Alcalde, một nhóm tay súng thuộc một cartel ma túy đã tấn công đoàn xe tải cảnh sát và giết chết 10 sĩ quan. Hugo Sanchez có vẻ phấn khởi: “Bây giờ thì Tancitaro đã thanh bình hơn trước đây. Thành phố phát triển hơn với nhiều công trình mới được xây dựng. Đó là thành quả của CUSEPT”.

Khi bước vào thành phố Tancitaro, cảnh tượng đập vào mắt mọi người trước tiên là hàng loạt chốt kiểm soát được dân địa phương nôm na là “filtros” (có nghĩa là “các bộ lọc”). Trong số đó, một số “bộ lọc” kém kiên cố hơn những nơi khác. Ví dụ như, một “filtro” chỉ có vài bao cát bảo vệ cùng với vài người đàn ông lớn tuổi ngồi trong chiếc xe đã hỏng hay bên ngoài cái chòi nhỏ. Tòa nhà trụ sở CUSEPT nằm gần quảng trường chính thành phố Tancitaro và thường xuyên được canh gác nghiêm ngặt bởi 9 hay 10 “cảnh sát dân sự” mang súng và mặc áo giáp chống đạn.

Lực lượng an ninh tự vệ tinh nhuệ

Jose Hugo Sanchez Mendoza, lãnh đạo CUSEPT, giải thích: “Các nhóm tự vệ quét sạch bọn tội phạm có tổ chức ra khỏi thành phố và sau đó chúng tôi cùng với chính quyền làm việc với các nhà vườn sản xuất quả bơ để tuyển mộ cảnh sát. Điều kiện tiên quyết là lực lượng tự vệ chỉ bao gồm người dân địa phương”. Ngân sách hoạt động của CUSEPT được cộng đồng nhà sản xuất quả bơ tài trợ một phần -  trong đó mỗi người đóng góp theo tỷ lệ phần trăm tùy theo mức thu nhập có được từ diện tích đất trồng của mình. Thành viên CUSEPT được lực lượng cảnh sát liên bang huấn luyện.

Một tay súng dân sự đang canh gác ở Tancitaro.

Lorena Flores, người phụ nữ sở hữu một nông trại ở Tancitaro, cho biết chị đăng ký tham gia CUSEPT vì không muốn tiếp tục nộp tiền bảo kê cho bọn tội phạm. Lorena Flores phục vụ lực lượng tự vệ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và thời gian còn lại dùng để làm việc ở nông trại. Flores cũng thừa nhận cuộc sống Tancitaro bây giờ đã yên ổn hơn nhờ sự ra đời của CUSEPT. Bên ngoài một chốt kiểm soát là căn nhà 2 tầng được sơn ngụy trang được một nhóm đàn ông đứng gác – họ là một trong số 16 nhóm khác nhau thường xuyên chăm chú phát hiện bất cứ dấu hiệu gì đáng ngờ để nhanh chóng báo tin cho cảnh sát.

Chema Flores, chủ nông trại giàu có bắt đầu kinh doanh quả bơ từ năm 1982, cho biết ông không hề nghĩ ngày nay quả bơ lại có giá trị kinh tế cao như thế cho Mexico. Chema Flores không hề giấu giếm cuộc đời thăng trầm của mình: “Bọn cartel ma túy bắt cóc con trai tôi lúc nó chỉ mới 16 tuổi và đòi tiền chuộc đến 1 triệu USD nhưng tôi chỉ đồng ý trả cho chúng 500.000 USD. Bản thân tôi cũng bị bọn chúng bắt cóc 2 lần để moi tiền”. Do đó, Chema Flores được phép sở hữu một khẩu súng đồng thời sử sụng 4 vệ sĩ vũ trang để bảo vệ ông và con trai cả ngày lẫn đêm.

Loại quả có giá trị kinh tế cao này khiến cho các chủ doanh nghiệp xuất khẩu và cả nhà vườn trở thành mục tiêu bắt cóc đòi tiền chuộc (hay thậm chí sát hại) của bọn tội phạm có tổ chức.

Phần lớn thành viên CUSEPT là nạn nhân của những năm tháng bạo lực tồi tệ liên quan đến tội phạm ma túy. Sanchez Mendoza tuyên bố CUSEPT đóng vai trò phòng chống tội phạm. Hàng ngày, các nhóm khác nhau đều lục soát những chiếc ô tô đến và rời khỏi Tancitaro và, theo Sanchez, “lực lượng tự vệ được tổ chức rất tốt và hành động rất ăn ý với nhau”. Ngoài ra, mặc dù là lực lượng dân quân tự vệ bộc phát song họ vẫn hoạt động tuân thủ luật pháp Mexico.

Tuy nhiên ở thành phố Tancitaro, không phải thị trưởng mà Hội đồng Địa phương – hay nói cách khác là hiệp hội những người trồng quả bơ - mới là thực thể quyền lực nhất. Hội đồng có trách nhiệm thanh tra các tiêu chuẩn đối với các nông trại xuất khẩu cây ăn quả đồng thời tổ chức những khóa huấn luyện phương thức trồng trọt hiệu quả nhất cho nhà nông với mục đích bảo vệ danh tiếng quả bơ Mexico.

Đối mặt với mối đe dọa hủy hoại danh tiếng quả bơ Mexico từ các cartel ma túy, Hội đồng đặc biệt chú trọng huấn luyện CUSEPT trở thành lực lượng an ninh tinh nhuệ. Sanchez Mendoza cũng khẳng định: “Chúng tôi phục vụ cho hội đồng. Chúng tôi cố gắng hết sức để trở thành lực lượng tinh nhuệ”.

Theo Sanchez Mendoza, CUSEPT được huấn luyện “chiến đấu chống bọn tội phạm vũ trang trong môi trường thành thị giống như mọi lực lượng đặc nhiệm khác của quân đội”. Dĩ nhiên, thành viên CUSEPT vẫn có sắc phục riêng để phân biệt rõ mỗi khi họ quay trở về thành phố trong những chiếc xe tải.

Phản ứng từ chính quyền

Hiện nay, luật pháp Mexico có những quy định chặt chẽ cấm dân thường sử dụng vũ khí quân dụng và thống đốc bang Michoacan – bất chấp ngành công nghiệp sản xuất quả bơ mang về cho địa phương cả tỷ USD/ năm - cũng đã thông qua luật cấm “cảnh sát dân sự” vũ trang và yêu cầu CUSEPT phải giao nộp toàn bộ vũ khí.

Về phần mình, lực lượng tự vệ CUSEPT không hề có bất cứ kế hoạch giải tán nào. Mà ngược lại, họ tuyên bố chừng nào chính phủ và chính quyền liên bang bảo đảm an ninh cho Tancitaro thì họ mới đồng ý giao nộp vũ khí. Sanchez Mendoza cũng nhận định những tay súng dân sự rất có lợi bởi vì “những vụ bắt cóc đã không còn xảy ra nữa”. Sanchez Mendoza không hề đơn độc.

Mexico sản xuất khoảng 45% lượng quả bơ trên thế giới và Michoacan là bang sản xuất lượng quả này lớn nhất đất nước.

Mexico chìm đắm trong bạo lực liên quan đến tội phạm ma túy, bắt cóc và tống tiền đến mức một số người cho rằng sự ra đời của lực lượng tự vệ dân sự vũ trang ở Tancitaro là cần thiết. Do đó, CUSEPT chính là đội chiến binh thực thụ chống tội phạm. Cũng giống như những nông dân khác ở Tancitaro, Vassals vừa làm việc cực nhọc để thu hoạch những quả bơ chất lượng cao phục vụ xuất khẩu vừa tham gia CUSEPT.

Vài năm trước đây, Vassals không cho phép những đứa con của mình ra khỏi nhà và thậm chí xây dựng cả một sân bóng đá cho chúng chơi đùa. Nhưng, bây giờ Vassals đã cho phép chúng ra ngoài phố chơi bóng đá trong công viên và tha hồ dạo chơi trên những con phố.

Mặc dù vậy, Vassals vẫn phải chấp nhận một sự thật: “Cho đến nay, lực lượng tự vệ dân sự được coi là chiến thắng của người dân. Song, đó chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi vì, chúng tôi đang mắc kẹt giữa chính quyền và tội phạm có tổ chức”. Hiện thời, CUSEPT được người dân đánh giá là lực lượng bán quân sự, chiến thuật và cơ động.

Diên San (tổng hợp)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文