Nạn tham nhũng có tồn tại ở Thụy Điển?

20:50 11/04/2014

Vương quốc Thụy Điển luôn được xếp đứng đầu về chỉ số tham nhũng thấp nhất ở Liên minh châu Âu (EU), cũng như trên thế giới khiến ai cũng tấm tắc khen "hết lời". Nhưng thực ra không hoàn toàn đúng như vậy.

Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), một tổ chức độc lập phi lợi nhuận quy mô toàn cầu chuyên giám sát tình trạng tham nhũng trên thế giới, có trụ sở  đặt tại thủ đô Berlin, CHLB Đức, do luật sư người Đức Peter Eigen sáng lập 2 năm trước đó, đã tiến hành công bố bảng xếp hạng thường niên về Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI).

Hiến chương thành lập TI định nghĩa tham nhũng là "lạm dụng quyền lực công cộng cho lợi ích cá nhân". Còn chỉ số CPI hằng năm áp dụng thang điểm 100, với mức 0 điểm dành cho quốc gia có tình trạng tham nhũng cao nhất. Vương quốc Thụy Điển thường xuyên lọt vào tốp những nước đứng đầu trong bảng xếp hạng CPI quy tụ 176 quốc gia trên hành tinh, xê dịch "ổn định" từ 88 đến 93 điểm thuộc hàng tham nhũng hiếm khi xảy ra.

Với sự thận trọng khách quan cần có, cho đến nay chưa có nước nào được TI "chấm" 100 điểm cao tuyệt đối về thành tích không có nạn nhũng lạm, chỉ có New Zealand là quốc gia duy nhất đạt mức 95 điểm trong năm 2011.

Theo một cuộc thăm dò sâu rộng do Tạp chí Format chuyên về kinh doanh, chính trị, văn hóa và lối sống của các quốc gia EU, có trụ sở tại Vienna (Áo) thực hiện vào cuối tháng 2 vừa qua. Trong số 2.000 công dân Thụy Điển sống rải rác khắp đất nước ở độ tuổi từ 18 đến 55 được hỏi, kết quả đã có đến hơn phân nửa (58%) thừa nhận từng chứng kiến việc đưa và nhận hối lộ.

"Bản tính cố hữu của người dân Thụy Điển là không bận tâm đến chuyện của người khác, do vậy họ không lên tiếng tố cáo tệ nạn tham nhũng hối lộ hầu như diễn ra hằng ngày", Tổng biên tập Tuần báo Format Peter Pelinka nhận xét.

Hơn phân nửa người Thụy Điển từng chứng kiến tệ hối lộ.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu (EC), trung bình khoảng 1/8 số công ty hoạt động tại Thụy Điển có liên quan đến tham nhũng, họ phải chi tiền "bôi trơn" cho giới chức quản lý các cấp để công việc kinh doanh được "thuận buồm xuôi gió". Còn khoảng 1/5 dân chúng biết được chính xác danh tính những người có chức quyền đã bị mua chuộc, nhưng "không tiện nói ra"(!).

Trong thời gian gần đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật trung ương vừa phát giác một vụ bê bối tham nhũng cực lớn, xảy ra trong Hội đồng thành phố Gothenburg là đô thị đứng hàng thứ 2 ở Thụy Điển, liên quan đến Công ty Viễn thông Teila Sonera thuộc sự quản lý của Tòa Đô chính Gothenburg, đã tổ chức đưa hối lộ có hệ thống để có được các hợp đồng làm ăn ở một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Theo Cơ quan Bài trừ tham nhũng Quốc gia, thì mức phạt tối đa 10 triệu krona tiền Thụy Điển, tương đương 1 triệu euro đối với các tổ chức công ty để xảy ra nạn nhũng lạm và hối lộ là quá ít ỏi, không mang tính răn đe nghiêm khắc nên tệ tham nhũng vẫn âm ỉ tồn tại.

Một điều nực cười nữa ít người biết, là luật pháp Thụy Điển chỉ trừng phạt bên đưa hối lộ, còn bên trực tiếp nhận hối lộ lại… vô can bởi không chủ mưu hành động phi pháp(?!).

Sự không minh bạch ở Thụy Điển còn tồn tại trong lĩnh vực phân bổ ngân sách đầu tư cho các địa phương, cũng như những khoản tài trợ nặc danh cho các đảng phái chính trị. Tháng 4 tới đây, một dự luật về tính chính danh của các khoản tài trợ, sẽ được đưa ra thảo luận để thông qua trong phiên họp thường kỳ của Quốc hội Thụy Điển.

Theo đó, các đảng phái chính trị phải lập danh sách báo cáo kèm danh tính cụ thể về những khoản hiện kim tài trợ, cũng như quà tặng bằng hiện vật trị giá từ 22.200 sek (2.475 euro) trở lên. Còn Đảng của những người ôn hòa (MCP), do Thủ tướng Fredrik Reinfeldt làm Chủ tịch lại lên tiếng phản bác dự luật mới vì "phi thực tế"(!).

"Với dự luật này, nghĩa là tất cả những ai tài trợ từ 22.199 Krona trở xuống sẽ trở thành... vô danh. Và các đảng phái khác nhau ở Thụy Điển cứ mặc sức quyên góp từ những nhà tài trợ nặc danh, âm thầm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu tới, góp phần thúc đẩy nạn tham nhũng ở quốc gia vốn được mặc định là "bậc thầy về tính minh bạch", Tổng biên tập P. Pelinka mỉa mai kết luận

Xuân Hiếu (theo Deutsche Welle)

Thượng tá Nguyễn Văn Quân, Trưởng Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cho biết, ngoài nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong dịp lễ 30/4, CBCS Công an huyện vẫn tiếp tục thực hiện chương trình mang nước sạch đến các xã bị hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt, nước uống, giúp người dân có đủ nước dùng đến khi nào cơn hạn mặn chấm dứt…

 Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Sơn La: Từ chiều 17/4 đến ngày 24/4, trên địa bàn tỉnh Sơn La xuất hiện giông lốc, mưa đá trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và người dân.

Chiều 25/4, Đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Lê Văn Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại Công an tỉnh Kon Tum. Cùng tham gia đoàn công tác của đồng chí Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Trong lúc đang vận hành trên đường quốc lộ 1A, một xe ôtô đầu kéo bất ngờ bốc cháy từ phía bên phải phần đầu cabin. Lực lượng Cảnh sát chữa cháy khẩn trương đến hiện trường dập tắt ngọn lửa, giảm thiểu thiệt hại tài sản.

Nhập viện với đôi môi sưng to gấp nhiều lần bình thường, cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tá hoả khi được thông báo đôi môi đã bị viêm nhiễm rất nặng. 3 ngày trước, vì thích làm đẹp, cô gái đã đến một spa để cắt môi hình trái tim với giá 7 triệu đồng.

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.

Mười năm trước, tháng 3/2014, có dịp ra Hà Nội, tôi đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa - nhân chứng ở Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm ấy đã 92 tuổi nhưng trước chồng tư liệu lịch sử, ông vẫn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông sôi nổi kể lại sự kiện lịch sử mà ông là một nhân chứng.

Liên quan đến vụ án hình sự "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên (An Giang), chiều 25/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tiếp tục tống đạt quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文