Ở nơi người ta không sợ chất thải hạt nhân

11:35 21/05/2011

Cuối năm 1980, khi Tổ chức Quản lý chất thải hạt nhân Thụy Điển (SKB) muốn đào thăm dò tại nhiều địa điểm ở Thụy Điển, đông đảo người dân phản đối dữ dội. Tuy nhiên có 8 huyện chấp nhận mở cửa cho các nhà khảo sát. Bằng biện pháp thông tin công khai và rõ ràng đến người dân, giờ đây Thụy Điển đã có chỗ để tồn trữ chất thải hạt nhân an toàn.

Trong 2 thập niên 70 và 80 thế kỷ trước, việc quản lý chất thải hạt nhân là đề tài cho những nghiên cứu khá độc đáo: đưa chất thải lên không gian hoặc vùi sâu dưới các vực thẳm của đại dương. Thế tại sao không chôn chúng bên dưới những lớp băng hà? Những phương cách đó nhằm mục đích là đưa loại chất thải chết người kia tách xa loài người nhưng đã nhanh chóng bị loại bỏ. Ngoài ra đạo luật năm 1977 của Thụy Điển cũng quy định rằng, chỉ được phép xây một nhà máy điện hạt nhân khi công ty chủ quản có thể chứng minh là họ có phương pháp đáng tin cậy để chôn chất thải. Và dự án Karnbransles Sakerhett (An toàn nhiên liệu hạt nhân) đã được đề ra với mục đích rõ rệt là đáp ứng đòi hỏi đó.

Vào năm 1995, Quỹ Quản lý chất thải hạt nhân được thành lập để gom góp nguồn tài chính cần thiết cho sự tồn trữ chất thải hạt nhân vĩnh viễn. Quỹ này lấy từ tiền thuế đánh vào trên mỗi kilowatt điện hạt nhân được đưa lên mạng lưới tiêu thụ. Hiện nay quỹ đã có 4,5 tỉ euro. Sau nhiều năm thuyết phục dân chúng và khoan thăm dò, SKB kết luận rằng có 2 địa điểm thích hợp cho dự án: Forsmark ở Osthammar miền Bắc và Simpevarp ở Oskarshamn miền Nam, 2 xã đã có các nhà máy điện hạt nhân và người dân lại không "dị ứng" với hạt nhân. Oskarshamn đã có một khu chứa chuyển tiếp, tại đấy chất thải hạt nhân phóng xạ cao được trữ trong 2 hồ nước lớn.

Sau 30 năm, chúng sẽ mất đi 90% độ phóng xạ. Nhưng phải cần thêm 100.000 năm nữa để phóng xạ không còn nguy hiểm cho con người. Vấn đề tồn trữ trong thời gian lâu như thế là một câu hỏi đau đầu. Cuối cùng Osthammar đã được chọn. Nếu mọi thủ tục hành chính được suôn sẻ, công trường sẽ có thể khởi công từ năm 2013 và đi vào hoạt động năm 2020.

Kaj Ahlbom quản lý dự án tại Forsmark cho biết: "Trong thập niên 80, chúng tôi quá chú tâm vào kỹ thuật và cho rằng chỉ cần phái vài kỹ sư đến nói chuyện, giải thích với người dân. Giờ đây chúng tôi hiểu rằng việc lập ra một điểm chứa chất thải tùy thuộc vào 2 điều: tính an toàn và sự đồng thuận của dân chúng địa phương".

Chính vì thế nên ngành công nghiệp đã thay đổi chiến lược. Trong bán kính 10km quanh nhà máy điện Forsmark, SKB chú trọng đến việc thông tin cho người dân. Từ năm 1995, mọi người bàn về hạt nhân ở khắp nơi, cả trong bếp. Chiến lược thông tin càng được đẩy mạnh từ năm 2000 khi các mũi khoan thăm dò được tiến hành, những người chủ trì dự án thường xuyên liên hệ với người dân qua trung gian thông cáo và một tờ báo tên là "Báo của địa điểm".

Chiến lược này đã đạt kết quả ngoài mong đợi. Trong kỳ thăm dò ý kiến mới đây có đến 85% dân chúng địa phương chấp thuận cho xây một bãi tồn trữ chất thải. "Tôi đã lớn lên cùng với nhà máy điện và tôi không hề nghĩ đến nó. Chúng tôi được SKB thông tin đầy đủ. Nếu bãi chứa chất thải nằm tại Forsmark, hẳn sẽ có rất nhiều việc làm" - cô Catharina Waernulf sinh sống tại đấy thổ lộ. Cô bạn Emelie Reilander cũng có cùng ý nghĩ. Cô nằm trong số 18% những cô gái trên 18 tuổi được SKB cho đi tham quan 2 ngày tại Oskarshamn để biết một bãi chứa chất thải hạt nhân phóng xạ cao thì ra sao.

Theo Tiến sĩ vật lý ứng dụng Johan Swahn, Tổng thư ký Phòng Kiểm tra chất thải hạt nhân, cần phải ghi nhận những cuộc thăm dò ý dân và sự đồng thuận của người dân một cách dè dặt. "SKB đã luôn đi sâu sát tại địa phương đó và mở một chiến dịch tuyên truyền rất mạnh mẽ. Nhiều người nghĩ rằng SKB là một cơ quan công quyền độc lập, điều này hoàn toàn không đúng". Thật ra SKB là một xí nghiệp thuộc Vattenfall, công ty điện lực chính của Thụy Điển.

Bãi chứa sẽ tiếp nhận một số lượng chất thải hạt nhân khổng lồ. Theo ước tính, trong 60 năm hoạt động, các nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn, Forsmark và Ringhals sẽ tồn đọng khoảng 12.000 tấn chất thải, tức 6.000 container bằng đồng. Quả thật dự án của SKB là "đóng hộp" chất thải phóng xạ cao trong những ống trụ bằng đồng dày cao 5m. Sau đó các container này sẽ được cất trong núi ở độ sâu hàng trăm mét, được bảo vệ bởi một lớp bentonite (đá chứa đất sét sẽ trương nở khi gặp nước). Nhưng phương pháp này có tên gọi là KBS-3

 "Phương pháp KBS-3 dựa trên những mô hình lý thuyết. Tuy nhiên các nghiên cứu mới đây của Viện Kỹ thuật Hoàng gia Stockholm đã cho thấy rằng, đồng vẫn có thể bị gỉ sét khi tiếp xúc với nước không có oxy. Thế nhưng SKB cố tình không biết đến điều đó" - Tiến sĩ vật lý Johan Swahn nhấn mạnh. Nhưng vị quản lý Kaj Ahlbom đáp lại: "Chúng tôi có xét đến điều đó trong những tính toán và đi đến kết luận rằng dù thế các container vẫn có thể chịu được 100.000 năm".

Johan Swahn cũng nhấn mạnh rằng lớp đá quanh Forsmark rất khô, trái với đá ở Oskarshamn, nơi các nghiên cứu cơ bản của phương pháp KBS-3 được thực hiện. Kết quả là phải mất 30.000 năm lớp bentonite mới trương nở lên và bơm nước làm an toàn cho bãi chứa. Một giải pháp khác do Johan Swahn đưa ra là đào các giếng thật sâu, như thế chất thải sẽ bị vùi dưới núi ở độ sâu từ 2 đến 4km.

Đã từ 10 năm nay, cô Inger Nordholm giữ chức vụ giao tiếp với công chúng tại SKB. Cô cho biết rằng nghề làm tóc trước đây còn nguy hại cho sức khỏe hơn. "Tôi bị dị ứng với các chất hóa học. Ở đây giữa các chất thải hạt nhân tôi cảm thấy an toàn hơn" - cô tâm sự

Minh Luân (theo Courrier International)

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文