Pháp: Vụ cướp táo tợn ngay cửa ngõ thủ đô

12:25 06/09/2014

Vào chập tối ngày 17/8 vừa qua, một vụ trấn cướp y như trên màn bạc đã diễn ra tại một trong những cửa ô náo nhiệt thuộc "kinh đô ánh sáng" Paris. Bọn tội phạm đã kịp nẫng đi số "chiến lợi phẩm nặng ký" là 250.000 euro tiền mặt.

Cụ thể đoàn xe mang biển số ngoại giao chở một vị hoàng tử người Arập Xêút, mà cảnh sát chưa cho biết danh tính đang trên đường từ trung tâm Paris hướng đến sân bay quốc tế Charles De Gaulle, tiễn biệt khách quý cùng đoàn tùy tùng về nước.

Khi vừa ra khỏi nội đô Paris nhập vào dòng xe trên đường cao tốc, hướng tới phía bắc đến sân bay Charles De Gaulle thì một chiếc xe trong đoàn đã bị chặn lại. Nhóm cướp khoảng 7-8 tên bịt mặt, trang bị súng tiểu liên Kalashnikov AK-47 đi trên 2 xe chặn đầu chặn đuôi chiếc xe Mercedes-Benz W222 ở cuối đoàn, buộc xe ngoại giao phải tấp vào điểm dừng ven đường cao tốc để chúng dễ bề hành động.

Bọn tội phạm đã nhanh chóng đổi tay lái, bắt các con tin gồm tài xế người Pháp và 2 viên chức Arập Xêút sang chiếc xe BMW của chúng, rồi rồ ga vọt vào nhánh đường rẽ hướng trở lại trung tâm Paris.

Đến đoạn đường vắng, sau khi đã tước đoạt 2 chiếc cặp ngoại giao chứa 250.000 euro tiền mặt cùng nhiều giấy tờ quan trọng khác. Chúng liền đốt cả chiếc Mercedes lẫn chiếc BMW hòng phi tang dấu vết, trước khi phóng mất dạng trên chiếc xe còn lại, bỏ mặc các con tin giữa chốn đồng không mông quạnh.

Cổng chính của Đại sứ quán Arập Xêút ở trung tâm Paris, nơi đoàn xe xuất phát.

Theo điều tra của cảnh sát, sau khi rời khách sạn sang trọng Four Seasons  trên phố George V gần đại lộ Champs-Élysée ngay trung tâm Paris, vị hoàng tử đã đến chào các thần dân ở Đại sứ quán Vương quốc Arập Xêút trước khi lên đường về nước. Sau đó sứ quán đã bố trí đoàn xe đông đảo tháp tùng nhà lãnh đạo ra sân bay.

"Lộ trình ít người biết này dĩ nhiên đã bị bọn tội phạm theo dõi chặt chẽ, trước khi chúng chọn thời cơ ra tay hành động", đại diện nhóm cảnh sát điều tra nhận định.

Gần hiện trường vụ trấn cướp cảnh sát thu được 2 tờ giấy bạc mệnh giá 500 euro, có thể do một tên trong nhóm cướp đếm vội số tiền "chiến lợi phẩm" nên làm rơi, cũng như nhiều phong bì giấy tờ in bằng tiếng Arập bị xé nát khi chúng cố tìm kiếm những thứ có giá trị…

Theo lời ông Nicolas Comte, lãnh đạo Nghiệp đoàn Cảnh sát Pháp nói với báo giới: "Tuy hệ quả không gây ra tổn thất nhân mạng, nhưng đây là vụ cướp tồi tệ nhất diễn ra trong những năm gần đây, bọn tội phạm dám cả gan tấn công cả những nhân viên ngoại giao có đặc quyền ưu đãi miễn trừ. Hiện Cảnh sát Paris đang phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp Arập Xêút ở Riyadh để lần ra chân tướng bọn tội phạm, bởi không loại trừ chúng được những kẻ giấu mặt nào đó đặt hàng nhằm có được những tài liệu ngoại giao bí mật".

Được biết, trên đoạn đường cao tốc nối vùng ngoại ô phía bắc Paris với 2 sân bay huyết mạch là Charles de Gaulle và Le Bourget, đã từng diễn ra nhiều vụ cướp ngoạn mục như trong phim hành động của Hollywood.

Một trong những vụ cướp táo tợn nhất xảy ra trong năm 2010. Nạn nhân là Cristina Chernovetskyi, ái nữ của ông Leonid Chernovetskyi đương kim Thị trưởng thành phố Kiev, thủ đô Cộng hòa Ukraina. Những kẻ tội phạm đã tấn công chiếc taxi chở nạn nhân trong lúc bị kẹt xe, đánh cắp chiếc túi xách tay của C. Chernovetskyi chứa số đồ trang sức trị giá hơn 4, 5 triệu euro

Kim Dung (theo AFP)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文