Phiên tòa xét xử vụ bắt cóc em bé ở Tây Ban Nha

14:16 05/07/2018
Khoảng 300.000 em bé bị bắt cóc và bán cho những gia đình nhận con nuôi bất hợp pháp dưới thời độc tài phát xít Francisco Franco ở Tây Ban Nha. Vụ bê bối bắt đầu từ thập niên 1930 và tiếp tục kéo dài đến tận thập niên 1990. Mọi chuyện chỉ được phanh phui vào năm 2011.

Ngày 26-6-2018, phiên tòa ở Madrid được mở để xét xử một cựu bác sĩ sản khoa liên quan đến vụ bê bối. Mọi người hy vọng phiên tòa đầu tiên này sẽ dẫn đến những cuộc điều tra mở rộng hơn trong tương lai về vụ việc.

Cựu bác sĩ sản khoa Eduardo Vela, nay đã 85 tuổi, là người đầu tiên trình diện trước phiên tòa xét xử vụ bắt cóc em bé dưới chế độ Franco và vẫn tiếp tục diễn ra sau khi nhà độc tài chết vào năm 1975. Trong những năm sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 – 1939) và tướng Francisco Franco lên nắm quyền lực ở nước này, trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ để giao cho những gia đình được coi là “ưu tú” hơn trong chương trình sàng lọc nhằm mục đích gọi là “thay đổi ý thức hệ và cải thiện giống nòi Tây Ban Nha”.

Về thực chất, chương trình của nhà độc tài Franco nhằm thanh trừng đối thủ trong chính quyền Cộng hòa bị đánh bại của mình. Vụ bê bối khủng khiếp chủ yếu liên quan đến Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha, trong đó bao gồm hệ thống bệnh viện cũng như trường học và nhà giữ trẻ.

Người dân Madrid đòi công lý trong vụ bê bối bắt cóc trẻ em sơ sinh dưới thời Franco.

Vụ bê bối bắt đầu được biết đến vào năm 2011 sau khi 2 người đàn ông công bố câu chuyện của họ. Đó là lúc mà Antonio Barroso và Juan Luis Moreno tiết lộ họ được một tu sĩ ở Zaragoza bán cho “cha” của họ. Antonio Barroso, người sáng lập Anadir (Hiệp hội Quốc gia về Các nạn nhân bị nhận nuôi bất hợp pháp), ước khoảng 15% các vụ nhận con nuôi ở Tây Ban Nha vào giữa những năm 1965 và 1990 liên quan đến vụ bê bối em bé bị bắt cóc từ cha mẹ sinh học của chúng.

Ines Madrigal – ngày xưa là em bé bị bác sĩ Eduardo Vela bắt cóc năm 1969 – tin người mẹ sinh học của bà có lẽ đã bị lừa gạt. Madrigal, nay đã 49 tuổi, cho biết: “Họ bảo với mẹ tôi rằng người mẹ sinh học không thể nuôi đứa con sinh ra do ngoại tình”. Cuối cùng, bác sĩ Vela buộc phải thừa nhận với thẩm phán điều tra rằng ông đã làm giả giấy khai sinh trong đó công nhận Ines Perez và Pablo Madrigal là “cha mẹ sinh học” của Ines Madrigal. Xét nghiệm ADN cũng chứng minh Ines Madrigal không liên quan gì đến “cha mẹ sinh học” của bà.

Ines Madrigal lúc còn nhỏ và bà Ines Perez.

Bác sĩ Eduardo Vela bị cảnh sát điều tra qua loa từ năm 1981 khi tờ báo Intervew đăng tải một loạt phóng sự cuộc phỏng vấn những phụ nữ tuyên bố họ bị lừa gạt rằng em bé sơ sinh đã chết và được chôn cất ngay lập tức khi đến sinh con tại bệnh viện San Ramon. Đến năm 1982, bác sĩ Vela rời khỏi bệnh viện San Ramon cho nên cuộc điều tra không có kết quả và vụ án nhanh chóng khép lại. Trong những năm gần đây, các nạn nhân bắt đầu gặp gỡ nhau trên Internet và từ năm 2010 giới truyền thông Tây Ban Nha mới công bố hàng loạt câu chuyện về vụ bê bối em bé bị bắt cóc.

Bác sĩ Edurado Vela cũng bị điều tra về vụ một em bé bị mất tích sau khi sinh tại bệnh viện của ông vào năm 1971. Fuencisla Gomez và người chồng tên là Fernando Alvarez cay đắng nhớ lại bé gái sơ sinh của họ được nhân viên bệnh viện báo là đã chết do bệnh tim và phải chôn cất ngay lập tức cho nên họ không có cơ hội nhìn thấy thi thể đứa con.

Vào thời điểm bất hạnh đó, họ cũng không dám lên tiếng phản kháng vì lúc đó Tây Ban Nha đang thuộc chế độ độc tài phát xít Franco. Hai vợ chồng Augustina Fuentes và Eusebio Caballero cũng tuyên bố họ không bao giờ nhìn thấy bé trai sơ sinh sau khi được y tá bệnh viện La Milagrosa ở Madrid thông báo con của họ đã chết vào 3 ngày sau ca sinh nở phức tạp.

Antonio Barroso (trái) và Juan Luis Moreno.

Ông Caballero nhớ lại: “Mỗi ngày tôi đều nhìn con nằm trong lồng ấp trẻ sinh non. Đứa bé không hề được kết nối với bất cứ ống dẫn nào. Đến 3 ngày sau, y tá thông báo đứa bé đã chết cách đó 1 giờ 30 phút”. Hai vợ chống nghi ngờ con trai sơ sinh của họ bị bắt cóc nhưng các công tố viên chế độ Franco không muốn điều tra vụ việc.

Khoảng 3.000 vụ việc được công bố trong thập niên qua nhưng chỉ có một số nhỏ được tiến hành điều tra chính thức với lý do có nhiều vụ không có bằng chứng đầy đủ. Năm 2013, cựu nữ y tá Maria Gomez Valbuena, 87 tuổi, đối mặt với 2 cáo buộc bắt cóc và làm giả giấy khai sinh em bé nhưng bà đã chết trước khi phiên tòa xét xử được mở.

Năm 2017, Nghị viện châu Âu (EP) kêu gọi Tây Ban Nha nỗ lực hơn nữa để điều tra vụ bê bối trẻ em bị bắt cóc dưới chế độ Franco. Ines Madrigal mong muốn phiên tòa xét xử bác sĩ Eduardo Vela sẽ đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho những nạn nhân khác.

Duy Ân (tổng hợp)

Tối 28/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt, biểu dương các cháu là con liệt sĩ, con đỡ đầu, con nuôi Công an xã, con CBCS đạt các giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của “Trại hè yêu thương” năm 2024 do Bộ Công an tổ chức.

Ngày 28/5, Viện KSND TP Hồ Chí Minh ra cáo trạng về vụ án bán “dự án ma” xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Phát An Gia (Công ty Phát An Gia), truy tố các bị can Hoàng Mạnh Cường (ngụ TP Thủ Đức, Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia); Hoàng Thị Hồng (ngụ quận Bình Thạnh); Nguyễn Thị Hoa (ngụ quận Tân Bình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vào hồi 5h5’ ngày 28/5, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Hà Nam nhận được tin báo xảy ra vụ TNGT tại đường tránh TP Phủ Lý thuộc địa phận thôn Phương Lâm, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, giữa xe container BKS 15F-015.XX và xe tải BKS 90C-147.XX, có 1 nạn nhân bị vô-lăng và cabin xe tải ép chặt gây thương tích, kẹt cứng tại ghế lái.

Từ thông tin trên Zalo nhóm Câu lạc bộ "Ngân hàng máu sống" của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Ninh Thuận, trong ngày 28/5 đã có 4 CBCS khẩn trương đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để hiến máu đột xuất, hỗ trợ cứu giúp 2 bệnh nhân thoát khỏi nguy kịch.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文