Số phận mới của người ném giày vào Tổng thống Bush

07:30 02/10/2009
Là phóng viên của al-Baghdadia, một đài truyền hình địa phương của tư nhân, Mountazer al-Zadi đã được tôn làm anh hùng từ ngày 14/12/2008, sau khi anh ném hai chiếc giày về phía G.W.Bush, cựu Tổng thống Mỹ, lúc đó đang họp báo cùng với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tại Baghdad.

Mountazer bị kết án 3 năm tù giam vì tội hành hung đối với một nguyên thủ quốc gia đang ở thăm chính thức, rồi giảm xuống còn một năm do kháng án. Nhờ có hạnh kiểm tốt trong thời gian bị giam giữ, anh đã ra tù trước 3 tháng và được trả tự do ngày 15/9/2009.

Mountazer được người thân đón tiếp một cách long trọng. Một số nghị sĩ Quốc hội của Iraq cũng đến đón anh. Sau đó, khoác trên mình một lá quốc kỳ Iraq, Mountazer đã về nơi làm việc trước đây, Đài al-Baghdadia.

Tại cuộc họp báo do đài này tổ chức, Mountazer đã tố cáo: "Trong khi Thủ tướng Nouri al-Maliki nói trên truyền hình rằng ông ta ăn không ngon ngủ không yên khi chưa biết rõ ràng về số phận của tôi thì tôi đã bị tra tấn bằng những cách tồi tệ nhất, kể cả việc trấn nước mà CIA đã áp dụng với những nghi phạm của vụ 11-9".

Mountazer al-Zadi đã công khai đề nghị Thủ tướng Nouri al-Maliki phải xin lỗi mình. Anh giải thích về động cơ của việc ném giày: "Từ nhiều năm trước, tôi đã đi nhiều nơi trên đất nước Iraq, tôi đã nhìn thấy những nỗi thống khổ của các nạn nhân, trong đó có rất nhiều trẻ em. Tôi rất căm phẫn. Tôi đã thầm hứa với mình là sẽ trả thù cho họ; rồi cơ hội thuận tiện đã đến và tôi đã không bỏ lỡ".

Mountazer nói tiếp: "Đối với tôi thì đó là cách trả lời tốt nhất. Tôi ném hai chiếc giày của mình vào mặt tên tội phạm Bush để bác bỏ những lời lẽ dối trá của hắn (trong cuộc họp báo) và để tố cáo việc (Mỹ) chiếm đóng đất nước tôi (...). Bây giờ tôi đã được tự do nhưng đất nước tôi vẫn bị chiếm đóng. Tôi không phải là một người anh hùng; tôi chỉ hành động theo cách riêng của mình".

Từ ngày 14/12/2008, Mountazer al-Zadi chẳng những đã trở thành anh hùng của phần lớn các nước Arập mà còn được ca ngợi hoặc khâm phục ở nhiều nước khác trên thế giới.

Ahmet Hasim, một nhà báo thường trú của Turkmenia tại Kirkuk, đã nói: "Đối với người Turkmenia thì hành động của Mountazer al-Zadi là một sự kiện tốt lành. Dân Turkmenia là những người yêu nước và họ đánh giá việc làm của anh  là một hành động dũng cảm. Chúng tôi cho rằng anh ấy là một tấm gương cho thanh niên Iraq. Từ tháng 12/2008, hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ sơ sinh đã được đặt tên là  Mountazer để tôn vinh hành động của anh ấy.

Một trong những người bạn của tôi đã không ngần ngại đặt tên cho đứa con đầu lòng của mình như thế. Điều này rất có ý nghĩa nếu ta biết đến tầm quan trọng của việc đặt tên cho đứa con đầu lòng trong nền văn hóa của chúng tôi. Rất nhiều thanh niên ở địa phương của tôi muốn sang tận Baghdad để đón tiếp Mountazar khi anh ấy ra khỏi nơi giam giữ (là căn cứ quân sự  Muthanna) nhưng họ chỉ lo ngại về vấn đề an ninh ở Baghdad".

Còn đối với thanh niên Iraq thì Mountazer al-Zadi hiển nhiên là một người anh hùng Arập yêu nước vô bờ bến. Họ chẳng cần tỏ ra văn minh, lịch sự đối với vị "quốc khách" đầy tai tiếng khắp thế giới, như một số người có tuổi đã đòi hỏi, đặc biệt là một số trí thức, có lẽ không nhiều thì ít, cũng đã tiêm nhiễm "văn minh" phương Tây. Lý do của những người này là: Ở Iraq, người ta không bao giờ làm nhục khách mời. Nhưng ở đâu mà chẳng thế! Vấn đề ở đây là ai mời. Có phải là nhân dân Iraq mời ông Bush hay không.

Trong phiên tòa xét xử ngày 12/3/2009, Mountazer đã nói về ông Bush và về cảm nhận của anh khi hành động: "Lúc đó, tôi có cảm tưởng như máu của những người vô tội đang chảy lênh láng dưới chân mình, còn W.Bush thì cười và chào từ biệt Iraq (...). Hắn ta nói đến những chiến thắng và thành công ở Iraq còn tôi thì lại thấy rằng đó là 1 triệu người tử vì đạo, là máu đổ, là những thánh đường bị khám xét, là những người phụ nữ Iraq bị hãm hiếp, là những người Iraq bị làm nhục".

Mọi người còn nhớ rằng lúc ném giày, Mountazer đã thét lên: "Đây là cái chào từ biệt. Đồ chó! Đây là của những quả phụ và cô nhi". Cảm nhận của Mountazer cũng chính là cảm nhận của đại đa số nhân dân Iraq. Vậy chắc chắn là họ sẽ chẳng bao giờ muốn mời Bush.

Bây giờ thì Mountazer al-Zadi thụ hưởng nhiều vinh quang nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn (chẳng hạn về an ninh). Anh sẽ không về làm việc ở Đài al-Baghdadia bởi nơi đây có lẽ cũng e ngại về sự có mặt của anh vì lý do an ninh mặc dù anh vừa được cấp một căn hộ bốn phòng, tốt hơn chỗ ở cũ của anh nhiều. Tiểu vương Qatar hứa sẽ tặng cho anh một con ngựa bằng vàng. Tổng thống Moummar Ghadafi muốn tặng thưởng cho anh huân chương cao quý của Libya. Nhiều bậc cha mẹ muốn gả con gái cho anh và nhiều cô gái muốn được anh cưới làm vợ. Một số người muốn tặng cho anh xe thể thao. Và nhiều người cũng "ăn theo" danh tiếng của anh.

Mountazer al-Zadi được trả tự do ngày 15/9 thì ngày hôm sau, tại thành phố Sylhet ở đông bắc Bangladesh, các hiệu giày đã lăngxê ngay mốt giày mới nhất: giày Zadi. Đây thực ra chỉ là một kiểu giày thông thường của nam giới với hai màu, hạt dẻ và màu đen. Nhưng nó rất đắt khách nhờ danh tiếng của Mountazer, người dân Bangladesh xem anh là một người anh hùng vì đã dám ném giày vào mặt Bush. Một người chủ hiệu là Abdul Awal nói ai cũng muốn có giày Zadi. Nhiều thanh niên muốn có giày Zadi để tỏ lòng kính trọng đối với Mountazer. Và giày Zadi bán chạy vào lúc này là dịp lễ Eid al-Fitr, dịp mua sắm để kết thúc tháng chay Ramadan.

Tuy tiếng tăm của mình thì như thế nhưng trước mắt, Mountazer al-Zadi chỉ muốn làm công việc từ thiện để giúp đỡ cho quả phụ và cô nhi

An Chi

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文