Trẻ em tị nạn Syria bị khai thác lao động ở Jordan

10:05 09/11/2015
Tamkeen, tổ chức từ thiện vì sự phát triển của trẻ em đặt trụ sở tại thủ đô Amman của Jordan, vừa đưa ra báo cáo: Các nông trại và công ty nước này đã lợi dụng khai thác trẻ em tị nạn người Syria làm nô lệ lao động.

Thậm chí, các nhà điều tra của Tamkeen còn phát hiện có những em chỉ mới 3 tuổi cũng lao động cùng với cha mẹ tại các nông trại gần Biển Chết.

Theo Tamkeen, tình trạng khai thác lao động trẻ em xảy ra lan tràn ở Jordan, với xấp xỉ 46% là bé trai và 14% bé gái từ 14 tuổi trở lên làm việc quần quật suốt hơn 44 giờ trong tuần. Trong khi đó, tuổi lao động theo luật pháp Jordan quy định là từ 16 tuổi.

Yassan, cậu bé 14 tuổi, làm công việc vệ sinh trong một doanh nghiệp có tiếng ở thành phố Irbid, miền Bắc Jordan với thời gian quy định ít nhất 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Mặc dù lao động khổ nhọc, song Yassan chỉ được trả một nửa dinar tiền Jordan cho 1 giờ, tức chưa đến 1 USD. Tamkeen đánh giá đây là mức tiền công quá rẻ mạt, chưa đến một nửa mức tiền lương tối thiểu ở Jordan.

Yassan kể: "Em làm việc 12 giờ một ngày và ngày nào cũng như thế. Công việc rất nhọc nhằn. Em không có ngày nghỉ, nếu muốn xin nghỉ một ngày thì ngày đó không được trả công. Em thức dậy lúc 7 giờ 30 phút sáng và làm miết cho đến 8 giờ tối, nhưng người ta thường bắt làm thêm giờ - cho nên em chỉ về nhà sớm nhất là 9 giờ đêm. Trong dịp lễ ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, em phải làm việc quần quật không ngơi tay và mãi đến 1 giờ sáng hôm sau mới về đến nhà. Tiền lương rất thấp, song em không thể tìm được việc làm nào khác để được trả công cao hơn.

Dĩ nhiên, người ta lợi dụng chúng em, bởi vì họ không thể đối xử như thế với người Jordan. Họ chỉ sử dụng chúng em làm công việc vệ sinh. Ở Syria, chúng em có cuộc sống tốt hơn nhưng trong tình hình hiện nay đành phải chấp nhận thôi".

Maher, cha của Yassan, bị liệt từ thắt lưng trở xuống do bị tra tấn ở Syria cho nên mất khả năng lao động. Mẹ của Yassan bị bệnh về máu đe dọa tính mạng nhưng cũng phải đi làm giúp việc nhà để kiếm tiền.

Một thiếu niên Syria (bên phải) được thuê bán hàng ở chợ trung tâm Amman.

Bà Diala al-Amiri, Giám đốc điều hành Tamkeen cho biết, những chủ sử dụng lao động người Jordan đã lợi dụng cộng đồng người Syria tị nạn chiến tranh, kể cả những đứa trẻ chỉ mới vài tuổi.

Al-Amiri nói: "Trẻ em tị nạn Syria làm việc trong các nhà hàng, siêu thị cũng như đủ loại dịch vụ khác, cả trong lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề là trẻ em bị buộc lao động trên những cánh đồng trong nhiều giờ liên tục, dưới nắng gắt và điều kiện làm việc rất tồi tệ. Thậm chí, một số trẻ và cha mẹ không được trả công bằng tiền mà thay vào đó là căn lều bạt trú thân cho cả gia đình. Người ta bắt gặp trên cánh đồng những em lớn nhất là 13 tuổi và nhỏ nhất là 3 tuổi. Chắc chắn đây là nô lệ lao động thời hiện đại".

Trong số 1,4 triệu người Syria đang sinh sống ở Jordan, có khoảng 650.000 người là dân tị nạn chiến tranh. Có gần 102.000 người Syria buộc phải sống trong những lều trại tị nạn, số còn lại may mắn có điều kiện thuê nhà bên ngoài để ở. Theo số liệu báo cáo năm 2007 về lao động trẻ em của chính quyền Jordan, khoảng 33.000 trẻ em đang làm việc trong thị trường lao động nước này. Tamkeen cho rằng, hiện nay con số này chắc chắn đã tăng gấp đôi, chủ yếu do chiến tranh ở Syria.

Cậu bé 14 tuổi hằng ngày đi nhặt chai lọ ở thành phố Mafraq của Jordan để bán kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Bộ Lao động Jordan khẳng định có đến hàng trăm công ty nước này đang khai thác lao động trẻ em bất hợp pháp. Năm 2014, 213 công ty bị buộc đóng cửa. Năm 2015, thêm 353 công ty bị phạt đóng cửa và 799 người tuyển dụng lao động bị mức phạt tiền rất nặng. Gần một nửa số lao động trẻ em ở Jordan là người tị nạn Syria.

Duy Ân (tổng hợp)

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文