Trung Quốc: Mối quan ngại đang tăng về an toàn thực phẩm

17:30 18/05/2011

Gần đây, báo chí Trung Quốc đưa tin về nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm như thịt lợn nhiễm clenbuterol, chất gây tăng nhịp tim; thịt lợn giả thịt bò sau khi tẩm borax (hàn the); gạo nhiễm cadmium - một kim loại nặng; nước tương pha arsenic; bỏng ngô và nấm xử lý với chất tẩy; rượu giả pha nước đường và hóa chất v.v… Thậm chí trứng gà cũng bị làm giả với hóa chất, gelatin và paraffin.

Tại một góc ồn ào gần khu thương mại của thành phố Thượng Hải, một số người không mua bánh bao hấp của Zhu Qinghe bên hè đường mà chọn mua bánh bao đóng gói bán trong hệ thống cửa hàng của siêu thị Hualian, mặc dù bánh của Zhu ngon và mới, được làm mỗi ngày từ 3h sáng. Trong khi đó nhà cung cấp bánh bao cho cửa hàng siêu thị Hualian là một lò bánh bẩn thỉu, ở đó công nhân "tái chế" bánh bao cũ đã ôi thiu rồi đóng gói sản phẩm lại để tiếp tục bán cho người tiêu dùng.

Đã 2 năm trôi qua kể từ sau vụ bê bối sữa trẻ em nhiễm melamine làm chấn động nước này làm chết ít nhất 6 trẻ và gây tổn hại sức  khỏe cho 300.000 trẻ khác, kể từ đó Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ không ít những người chế biến thực phẩm không trung thực. Nhưng trong năm nay một loạt những vụ bê bối đáng sợ liên quan đến an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục bị phơi bày, từ bánh bao "tái chế" đến lợn nhiễm độc hóa chất.

Gần đây, báo chí Trung Quốc đưa tin về nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm như thịt lợn nhiễm clenbuterol, chất gây tăng nhịp tim; thịt lợn giả thịt bò sau khi tẩm borax (hàn the); gạo nhiễm cadmium - một kim loại nặng; nước tương pha arsenic; bỏng ngô và nấm xử lý với chất tẩy; rượu giả pha nước đường và hóa chất v.v… Thậm chí trứng gà cũng bị làm giả với hóa chất, gelatin và paraffin.

Những vụ bê bối liên quan đến an toàn thực phẩm bị phát hiện ngày càng nhiều, do những nhà sản xuất ham lợi nhuận và sản phẩm được làm ra từ môi trường không đảm bảo vệ sinh. Sự tăng trưởng quá nhanh của Trung Quốc đã sinh ra gần nửa triệu nhà sản xuất thực phẩm, mà 3/4 trong số đó chỉ thuê dụng 10 công nhân hoặc ít hơn khiến cho việc giám sát của chính quyền trở nên khó khăn. Trong khi đó người tiêu dùng chỉ biết phỏng đoán độ an toàn của thức ăn hay đồ uống.

Sữa bột nhiễm melanine bị thu giữ để tiêu hủy ở Trung Quốc.

Sang Liwei, Giám đốc Văn phòng Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu ở Bắc Kinh, một cơ quan tư nhân, nói: "Về cơ bản, người tiêu dùng hiện nay không cảm thấy an toàn khi ăn uống. Họ không biết phải chọn lựa thực phẩm như thế nào. Họ cảm thấy mình không được bảo vệ".

Không chỉ tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng và giới có học vấn cao tỏ ra thất vọng trước tình trạng báo động về an toàn thực phẩm của Trung Quốc, mà ngay đến Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng nói với các quan chức chính quyền rằng: "Tất cả những trường hợp đáng lên án liên quan đến an toàn thực phẩm đã đủ cho thấy sự thiếu liêm chính và suy đồi về đạo đức đã trở thành vấn đề hết sức nghiêm trọng".

Cũng có một số tiến bộ đáng ghi nhận. Vào năm 2009, Trung Quốc đã thông qua Điều luật An toàn thực phẩm và đặt ra hàng trăm tiêu chuẩn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là, gần một nửa số công ty thực phẩm chế biến từ sữa của Trung Quốc đã bị buộc phải ngưng sản xuất do không đáp ứng các yêu cầu cấp phép kinh doanh. Ông Luo Yunbo, Chủ nhiệm Khoa Thực phẩm Đại học Nông nghiệp Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói: "Tình huống đang được cải thiện thường xuyên. Và thực tế không đến nỗi xấu như mọi người tưởng".

Nhưng cũng chưa chắc đã tốt đẹp. Bộ trưởng Y tế Chen Zhu nói trong tháng 2 vừa qua Trung Quốc chưa có đủ nhân lực bảo vệ pháp luật - chưa đến 1 thanh tra thực phẩm cho mỗi 10.000 người.

Thay vì nhận biết các nguy cơ về an toàn thực phẩm một cách có hệ thống và buộc các nhà sản xuất phải loại trừ những nguy cơ này, các thanh tra của Trung Quốc chọn chiến lược không hiệu quả cao là lấy mẫu ngẫu nhiên và kiểm tra các sản phẩm - theo Ben Embarek thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Và một số loại thực phẩm không được kiểm soát.

Thịt lợn là nguồn thực phẩm phổ biến của người Trung Quốc, nhưng chỉ có một nửa số lợn này được xử lý qua những lò mổ là được thanh kiểm tra, Ben Embarek nói. Số lợn còn lại được giết mổ lậu là không hề được kiểm tra.

Hơn nữa sự giám sát an toàn thực phẩm ở Trung Quốc còn phân chia trách nhiệm với các cơ quan khác nhau: ví dụ, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm giám sát các lò mổ lợn, nhưng lò mổ bò và gia cầm lại thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp. Ngay đến những biện pháp trừng phạt thẳng tay nhất của chính quyền cũng không đạt được hiệu quả lâu dài.

Sau vụ bê bối sữa bột nhiễm melanine năm 2008 gây chú ý của cả thế giới, chính quyền nước này đã ra lệnh tiêu hủy toàn bộ những sản phẩm sữa nhiễm độc. Nhưng tình trạng bê bối trên vẫn cứ tái diễn nhiều lần. Mới đây, Cảnh sát thành phố Trùng Khánh đã phát hiện 26 tấn sữa bột nhiễm melanine tại một nhà máy sản xuất kem cây.

Theo báo chí Trung Quốc, chất clenbuterol bị cấm sử dụng trong chăn nuôi động vật cách đây gần một thập niên, bởi nó thể gây loạn nhịp tim cũng  như một số vấn đề khác liên quan đến sức khỏe con người. Thế nhưng nhiều chủ trại nuôi gia súc vẫn nuôi heo bằng thực phẩm pha trộn clenbuterol do chất này giúp heo có nhiều nạc, ít mỡ và nhờ đó mà bán được cho các lò mổ nhanh hơn cũng như thu lời cao hơn.

Tháng 4/2011, Shuanghui Group - một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất Trung Quốc - đã cho thu hồi hàng ngàn tấn thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt sau khi có thông tin một chi nhánh của công ty xử lý thịt lợn từ lợn được nuôi bằng clenbuterol. Người tiêu dùng cũng nhiều lần bị ngộ độc thực phẩm do thịt nhiễm lượng hóa chất quá cao - theo báo cáo của Giáo sư Viện Khoa học thực phẩm Bắc Kinh Feng Ping tại Hội nghị An toàn thực phẩm quốc tế tháng 4 vừa qua.

Điển hình vào ngày 21/4/2011, bé gái 1 tuổi ở Bắc Kinh đã tử vong sau khi ăn thịt gà rán bán ở ven đường. Hiện nay bánh bao hấp "tái chế" cũng đang gây lo lắng trong dư luận ở Trung Quốc. Kênh bán lẻ của siêu thị và các nhà bán lẻ khác đổ trách nhiệm cho nhà cung cấp bánh bao là Công ty thực phẩm Thượng Hải Shenglu. Theo báo chí địa phương, chính quyền đã cho thu hồi giấy phép của công ty này đồng thời bắt giữ 5 người trong ban giám đốc của công ty

T.T.P. (tổng hợp)

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文