Vì sao Đặc nhiệm SEAL giải cứu hụt hai giáo sư bị bắt cóc?

18:00 19/09/2016
Con tin cần giải cứu trong chiến dịch này là hai giáo sư người Mỹ và Australia giảng dạy tại Đại học Mỹ ở thủ đô Kabul của Afghanistan. Trường đại học này được mở cửa vào năm 2006, là một cơ sở giáo dục tư thục phi lợi nhuận với khoảng 1.700 sinh viên theo học. Đây được coi là một biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác giữa Afghanistan và Mỹ.

Hai giáo sư không được tiết lộ danh tính trên bị phiến quân vũ trang bắt cóc khi đang lái xe trên đường phố Kabul hôm 7/8. Mạng lưới Haqqani, một tổ chức nổi dậy ở Afghanistan, bị nghi ngờ đứng đằng sau vụ bắt cóc táo tợn này.

Thông tin tình báo lúc đầu không hoàn toàn chắc chắn

Lầu Năm Góc vừa xác nhận lực lượng đặc nhiệm SEAL đã thất bại trong nỗ lực giải cứu hai con tin tại Afghanistan. "Hồi tháng 8, theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Tổng thống Obama đã ra lệnh cho các lực lượng Mỹ tiến hành một sứ mệnh giải cứu hai dân thường bị bắt làm con tin ở Afghanistan", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook thông báo, theo Washington Examiner.

"Đáng tiếc là các con tin không có mặt ở địa điểm đột kích. Trong lúc thực thi nhiệm vụ, đặc nhiệm Mỹ đã đấu súng và tiêu diệt một số phiến quân. Không có quân nhân Mỹ hay dân thường nào bị thương", ông Cook nói thêm.

Hai con tin này là hai giáo sư người Mỹ và Australia. Nhóm phiến quân Haqqani bị nghi ngờ là thủ phạm gây ra vụ bắt cóc. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ sẽ không tiết lộ thêm thông tin về nhiệm vụ này hay bất kỳ chiến dịch nào sắp tới vì vấn đề an ninh quốc gia và để đảm bảo sự an toàn cho các con tin.

Theo các nguồn tin, nhóm đặc nhiệm SEAL nhảy dù xuống mục tiêu ở Afghanistan, đọ súng và tiêu diệt 7 phiến quân, nhưng không tìm thấy hai con tin bị bắt cóc. Dù Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ không cung cấp thêm thông tin về chiến dịch này, một số quan chức quốc phòng có hiểu biết về vụ việc tiết lộ rằng, chiến dịch giải cứu bất thành này được lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ thực hiện.

Một số quan chức nói với Fox News rằng, chiến dịch giải cứu được lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến hành chỉ vài ngày sau khi hai giáo sư bị bắt cóc. Nhóm đặc nhiệm SEAL Team 6 lên máy bay và đang trên đường tiếp cận mục tiêu thì nhận được thông báo Nhà Trắng không phê chuẩn chiến dịch.

"Chiến dịch ban đầu diễn ra không theo ý muốn", một quan chức nói. Kế hoạch đột kích bị hủy bỏ, bởi những thông tin tình báo không hoàn toàn chắc chắn, và các cơ quan chính phủ có liên quan không đạt được sự đồng thuận về hoạt động giải cứu, khiến Nhà Trắng không thể "bật đèn xanh". Nhóm đặc nhiệm đành phải quay trở về căn cứ ở Afghanistan vào phút chót.

"Họ phải quay về vào đêm hôm đó vì không được phê chuẩn nhiệm vụ. Họ chỉ có thể tiếp tục tiến hành cuộc đột kích mà không cần sự cho phép nếu như có cơ sở cho rằng, tính mạng của con tin đang bị đe dọa", một nguồn tin cho biết. Một quan chức nói rằng, chiến dịch giải cứu đầu tiên bị trì hoãn vì sự "quan liêu" của Nhà Trắng, tuy nhiên một người khác phủ nhận điều này.

"Tôi không thấy như vậy. Đối với chiến dịch này, chúng tôi không được tổng thống phê chuẩn kịp thời vì nguồn tin tình báo chưa chắc chắn", người này khẳng định. "Nếu con tin đang bị nguy hiểm, chúng tôi mới tiếp tục lên đường. Đây không phải là trường hợp đó, nên chúng tôi dời lại ngày hôm sau".

Đặc nhiệm SEAL Team 6 ở Afghanistan.

Thực thi sứ mệnh

Ngày hôm sau, khi Lầu Năm Góc trình yêu cầu thực hiện cuộc đột kích lên Tổng thống Barack Obama, ông nhanh chóng phê chuẩn sứ mệnh. "Sự phê chuẩn nhanh chóng của tổng thống mở đường cho quân đội thực hiện chiến dịch ở Afghanistan", quan chức trên cho hay.

Khi lên đường thực hiện chiến dịch lần thứ hai, đặc nhiệm Mỹ tin tưởng rằng, hai con tin đang bị giam giữ tại một địa điểm ở gần Jalalabad, miền đông Afghanistan. "Thật không may, khi chúng tôi đến đó, con tin đã không còn ở địa điểm này. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục các nỗ lực để đảm bảo an toàn cho các con tin", người này nói.

Máy bay chở các thành viên SEAL Team 6 tới một khu nhà ở Jalalabad, địa điểm họ định tổ chức cuộc đột kích vào đêm hôm trước. Khi đến khu vực mục tiêu, nhóm đặc nhiệm thực hiện một kỹ thuật đổ bộ có từ thập niên 1960 được gọi là HALO (nhảy dù từ độ cao lớn). Khi thực hiện cú nhảy HALO, đặc nhiệm nhảy khỏi máy bay ở độ cao từ 4.600 mét đến 11.000 mét, tiếp tục rơi tự do trong một khoảng thời gian và chỉ bung dù khi còn cách mặt đất một khoảng cách ngắn, nhằm đảm bảo tiếp cận mục tiêu nhanh nhất và bí mật nhất. Kỹ thuật nhảy dù HALO thường chỉ được áp dụng khi không còn phương án đổ bộ khả thi nào khác.

Tuy nhiên, khi họ tiếp cận khu nhà được cho là nơi giam giữ hai con tin phương Tây, một cuộc đọ súng đã diễn ra. Nhóm đặc nhiệm nhanh chóng triển khai đội hình bắn trả, và tiêu diệt 7 phiến quân vũ trang. Không một lính đặc nhiệm nào bị thương hay thiệt mạng trong cuộc giao tranh.

Sau khi kết thúc cuộc đọ súng, đặc nhiệm Mỹ lục soát toàn bộ khu nhà, nhưng không tìm thấy hai con tin. Họ chỉ thu được một số dữ liệu điện tử cho thấy, hai giáo sư phương Tây từng bị giam giữ ở khu vực này, cũng như chứng minh nhóm phiến quân đã bắt cóc và giam giữ họ.

Hiện không rõ hai con tin này có phải đã bị chuyển đi nơi khác trước khi cuộc đột kích thứ hai được tiến hành hay không, theo một quan chức Lầu Năm Góc. Đặc nhiệm Mỹ nhanh chóng triển khai kế hoạch rút về căn cứ sau cuộc đột kích hụt. Đến nay các cơ quan tình báo Mỹ vẫn chưa thể biết chắc được hai con tin đang bị giam giữ ở đâu.

Quân đội Mỹ vẫn lên kế hoạch triển khai 8.400 binh sĩ ở Afghanistan sau năm 2017, nhằm tiếp tục thực hiện các chiến dịch chống khủng bố và huấn luyện, cố vấn, hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan chống lại các nhóm phiến quân. Tổng thống Obama ban đầu dự định rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan trước khi ông hết nhiệm kỳ, nhưng thay đổi kế hoạch vào đầu năm nay.

Kể từ khi phát động cuộc chiến Afghanistan năm 2001 nhằm lật đổ chế độ Taliban, Mỹ đã tiêu tốn hàng trăm tỷ USD cùng hàng ngàn binh sĩ đã tử vong tại nơi đây.

Văn Nguyễn - L.K. (tổng hợp)

Sáng 11/5, TP Hải Phòng tổ chức chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng biểu dương lực lượng chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955- 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025. Đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đến dự.

Liên quan đến vụ sụt lún nghiêm trọng tại đường dẫn lên cầu Hòa Bình, thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành (Tây Ninh), trưa 11/5, UBND huyện Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do mưa lớn kéo dài, làm vỡ túi bùn cục bộ gây ra. Vụ việc khiến 5 người bị thương nhẹ, trong đó có 4 người đã trở về nhà.

Đã qua 2,5 năm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Nam Anh Đảo Ngọc bị “đứng hình”, gây thiệt hại lớn. Hợp đồng với đối tác tại Phú Quốc lên đến 955 tỷ đồng, nhưng chỉ mới thực hiện được khoảng 15% và đến nay không thể tiếp tục thực hiện. Ông Sự cho biết đã nhiều lần đề nghị Cục Thuế Kiên Giang cho xuất hóa đơn điện tử nhưng đều bị từ chối.

Sau khi Báo CAND có bài viết: “Núi rừng Vĩnh Ô lại rỉ máu vì “vàng tặc”, phản ánh tình trạng khai thác vàng trái phép ở rừng phòng hộ Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã vào cuộc. Ba chốt kiểm soát được thiết lập tại các tiểu khu 582, 583 (xã Vĩnh Ô) và 575H (xã Vĩnh Hà).

Sáng 11/5, Thượng tá Lê Minh Hoàng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tiếp nhận chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi và thông tin trao đổi của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng, đơn vị đã phối hợp với Tổ công tác của phòng CSHS Công an tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng trên đường chạy trốn, sau khi có liên quan đến vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Từ Nghị quyết 68 đến hành động là một chặng đường. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội này như thế nào? TS Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Chính phủ đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND về chủ đề này. 

Trong bối cảnh thu nhập giảm sút, kinh doanh khó khăn, giá điện tăng khiến người dân, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giá điện tăng vào mùa nắng nóng, doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất. Người dân lo chắt bóp chi tiêu để bù vào tiền điện.

Trong lúc cải tạo đất để sản xuất nông nghiệp, một nông dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), đã phát hiện một thùng kim loại đựng nhiều băng đạn đồng, khoảng 300 viên.

Khoảng 97% bệnh nhân nội trú được thanh toán viện phí online, 100% các phim chụp X-quang không còn phải in phim, thời gian khám bệnh trung bình giảm xuống 50%, chỉ mất 30-40 giây để đăng ký khám lần đầu, từ lần thứ hai chỉ mất 5-8 giây với hệ thống mạng ổn định, tra cứu đơn thuốc, lịch sử khám dễ dàng… Đây là bức tranh toàn cảnh về những bệnh viện (BV) đi đầu trong chuyển đổi số của Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.