Vì sao tỷ phú Vincent Bolloré bị bắt?

16:05 03/05/2018
Ông Vincent Bolloré, một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất ở Pháp đã bị bắt vì cáo buộc tham nhũng khi thực hiện các hợp đồng khai thác cảng biển ở châu Phi. Ngay sau đó, báo chí lập tức vào cuộc điều tra ông đã xây dựng đế chế của mình ở châu Phi như thế nào?


Nhà tỷ phú đa tài

Vincent Bolloré sinh năm 1952 tại Bretage trong một dòng họ nổi tiếng sở hữu  một công ty sản xuất giấy có tuổi đời gần 200 năm. Vincent Bolloré là thế hệ thứ 6 và cũng là người đã có công đưa Bolloré không chỉ là một tập đoàn công nghiệp mà còn hơn thế nữa. Cả 5 thế hệ trước, dòng họ Bolloré hầu như chỉ sản xuất và kinh doanh giấy nhưng dường như càng ngày họ càng khó cạnh tranh hơn. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất giấy của nhà Bolloré đã phải bán cho ngân hàng tư nhân Rothschilds.

Tỷ phú Vincent Bolloré. Ảnh: AFP.

Khi mới chỉ là thương nhân trẻ 28 tuổi, Vincent Bolloré đã quyết tâm xây dựng lại cơ đồ dòng họ Bolloré. Và ông gần như làm lại từ đầu với ngành sản xuất giấy. Cũng bắt đầu từ đây, Vincent Bolloré đã xây dựng nên một sự nghiệp kinh doanh ngoạn mục và cá nhân ông trở thành một trong những đại gia giàu có nhất nước Pháp.

Hiện nay, ông Bolloré là người đứng đầu Tập đoàn Bolloré, một đế chế kinh tế hùng mạnh của Pháp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh tế như công nghiệp sản xuất giấy, vận tải biển, mở đồn điền cacao, hàng không, ngân hàng, tài chính, xuất bản và truyền thông, giải trí. Do Bolloré nắm tỷ lệ lớn cổ phần của Vivendi nên vị tỷ phú này đồng thời nắm quyền kiểm soát Công ty Quảng cáo Havas, Đài Truyền hình thu phí Canal, Công ty Sản xuất trò chơi điện tử Ubisoft và Công ty Sản xuất âm nhạc Universal.

Vươn “vòi bạch tuộc” sang châu Phi

Vào giữa những năm 1980, Bolloré đặt tầm ngắm sang châu Phi bằng việc mua một số công ty Pháp chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa. Một trong những công ty quan trọng nhất mà Bolloré mua lại năm 1986 là Tập đoàn Thương mại và Nhiên liệu (SCAC).

Vincent Bolloré cũng được hưởng lợi từ làn sóng tư nhân hóa ở châu Phi thông qua việc điều chỉnh cấu trúc của chương trình Ngân hàng Thế giới và IMF vào những năm 1990. Nhờ đó, Bolloré tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại lục địa này.

Năm 1995, ông thành công khi đấu thầu dự án của Hiệp hội vận tải châu Phi xây dựng đường sắt (Sitarail), kết nối Burkina Faso và Bờ Biển Ngà. Năm 1999, tập đoàn của ông cũng sở hữu Công ty Đường sắt Cameroon (Camrail). Dự án khổng lồ gần đây nhất của tập đoàn Pháp là nâng cấp tuyến đường sắt từ Abidjan đến Ouagadougou dài gần 3.300km với 400 triệu  euro đầu tư.

Nhưng các cảng ở châu Phi mới thực sự là mục tiêu mà Vincent Bolloré nhắm tới. "Châu Phi giống như một hòn đảo, được kết nối với thế giới bên bờ biển, mang lại nguồn lợi vô cùng quý giá”, tờ Le Monde nhận xét. Rất nhanh chóng, Vincent Bolloré giành được quyền quản lý một số cảng container như Douala (Cameroon), Pointe Noire (Cộng hòa dân chủ Congo), Cotonou (Benin), Tema (Ghana) và Abidjan (Bờ Biển Ngà)...

“Từ Congo đến Ghine, qua Togo đến Gabon, mạng lưới của tập đoàn này đã che phủ và quản lý tới 7 cảng biển và 20 cảng contenner. Đó là những hoạt động sinh lời nhiều bởi 92% hàng hóa xuất nhập khẩu ở châu Phi đều được thực hiện qua cảng biển. Kiểm soát hải cảng, nhất là kiểm soát thương mại là tiềm năng tăng trưởng vô cùng lớn. Trong 10 năm, khối lượng hàng hóa trao đổi giữa châu Phi và châu Á tăng 10 lần”, RFI cho hay.

Bolloré đến châu Phi còn nhắm vào các đồn điền cọ dầu. Từ năm 1995, tập đoàn này là cổ đông Tập đoàn tài chính Luxembourg quản lý hàng chục nghìn hecta cọ.

Bolloré là nhà thầu đa năng, đa ngành. Tháng 6-2016, nhà tỷ phú Pháp mở rạp phim lớn đầu tiên ở Yaounde, Cameroun. Ở Ghine, ông biến một nhà ga cũ thành trung tâm tin học, thể thao với các phòng học máy tính, hệ thống điều hòa, wifi đường truyền tốc độ cao. Vincent cho biết đã đầu tư 2 tỷ euro tại châu Phi trong 8 năm qua và lục địa này mang cho ông nhiều lợi nhuân. Tập đoàn này có mặt trong mọi lĩnh vực ở 46  quốc gia châu Phi.

Theo Le Figaro, Tập đoàn Bolloré ở châu Phi có 25.000 đối tác, gần 250 chi nhánh ở 46 nước với doanh thu 2,5 tỷ euro, chiếm ¼ doanh thu của đế chế này năm 2016 (7,4 tỷ euro trong 2016).

Tuy nhiên, làm giàu nhanh ắt hẳn có khuất tất. Năm 2016, đại bản doanh của Bolloré từng bị cơ quan điều tra Pháp khám xét nhằm điều tra các hành vi liên quan tới việc thâu tóm quyền khai thác các cảng biển ở Tây Phi. Còn lần này, tập đoàn bị nghi ngờ cung cấp thông tin và giúp đỡ các lãnh đạo châu Phi trong các cuộc bầu cử, để đổi lại các hợp đồng khai thác cảng biển Lome ở Togo hồi năm 2010 và cảng Conakry ở Guinea năm 2011.

Cuối tháng 4 vừa qua, tỷ phú Vincent Bolloré đã bị bắt tại ngoại ô Nanterre của Paris, cùng với Tổng giám đốc Tập đoàn Bollero, Gilles Alix và ông Jean-Philippe Dorent, người quản lý bộ phận quốc tế thuộc Hãng truyền thông Havas - trực thuộc Tập đoàn Bolloré. Hiện tỷ phú Bolloré đã bị tạm giam ở ngoại ô thủ đô Paris, để làm rõ nhiều nghi vấn trong các vụ án kinh tế ở châu Phi.  

Yên Phúc (tổng hợp)

Chiều 29/4, Đoàn đại biểu của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP Hồ Chí Minh), tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang Liệt sĩ TP Hồ Chí Minh và dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.  

Chiều 29/4, sau khi kết thúc ngày làm việc, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê cũng như đi du lịch nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, mật độ giao thông Thủ đô tại nhiều khu vực cũng vì thế mà "tăng nhiệt nhanh" như đường Giải Phóng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, hướng ra Pháp Vân – QL1A... Lực lượng CSGT Hà Nội ứng trực 100% quân số và triển khai từ sớm trên khắp các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô để đảm bảo TTATGT.

Chiến sĩ trẻ Nguyễn Quốc Khánh, học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II và đồng  đội đang háo hức chờ đón giây phút vinh dự được có mặt trong khối diễu binh, diễu hành Cảnh sát gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025.

Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú tại khối Văn Trung, phường Hưng Dũng, TP Vinh) – là Huấn luyện viên trưởng Bộ môn đá cầu - về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Ngày 29/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan trong vụ án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và một số địa phương liên quan. Bị can Hoàng Thị Thúy Lan được xác định đã nhận nhận hối lộ 25 tỷ đồng và 1,3 triệu USD, tổng số tiền gần 50 tỷ đồng.

Hình ảnh CSGT diều người cựu chiến binh đến vị trí thuận lợi để xem cảnh tổng duyệt diễu binh, hay hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ đi xem diễu binh gây xúc động mạnh trong những ngày diễn ra các hoạt động chuẩn bị Đại lễ 30/4.

Người nữ cán bộ CSGT vừa bế cháu bé vừa hét khản cổ để tìm người thân cho bé khi bé lạc mẹ giữa đám đông hàng chục ngàn người chờ xem tổng duyệt... Còn rất nhiều hình ảnh mà khoảnh khắc ấy chỉ có những người trong cuộc, những người tham gia đoàn người chờ đón các đoàn diễu binh đi qua mới có thể ghi lại được. Những bức ảnh không rõ nét, hơi nhòe nhưng chứa đầy những cảm xúc, khiến người xem bật khóc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.