Bỉ đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật xác định DNA trong điều tra

20:18 24/04/2024

Những công nghệ mới như lập bản đồ di truyền (DNA) đang ngày càng chứng minh sức mạnh to lớn trong cuộc sống cũng như hoạt động điều tra tội phạm. Tuy nhiên, việc áp dụng luôn cần những khuôn khổ pháp lý mới, phù hợp với thời đại.

1. Ngày 22/2/2024, Hạ viện Vương quốc Bỉ đã chính thức bỏ phiếu thông qua bộ luật hình sự mới. Đây là một sửa đổi quan trọng của quốc gia được đánh giá là “bảo thủ” nhất châu Âu trong lĩnh vực hình sự khi họ vẫn đang sử dụng một bộ luật từ năm 1876 vốn được viết dựa trên bộ luật thời Napoleon. Những thay đổi quan trọng nhận được sự hoan nghênh của bộ luật mới là nó cho phép tăng cường áp dụng công nghệ, hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin cũng như trao cho Bộ Tư pháp của nước này có nhiều quyền lực hơn.

Đặc biệt, Bỉ đã đồng ý cho phép tìm kiếm DNA dựa trên nhiễm sắc thể Y. Đây là cách thức tiên tiến để giải mắt xích quan trọng trong điều tra tội phạm tình dục vì nó cho phép các nhà điều tra phân biệt DNA của tội phạm nam với DNA của nạn nhân. Đồng thời luật cũng cho phép chia sẻ thông tin DNA này để hỗ trợ tìm kiếm người mất tích.

Bỉ đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật xác định DNA trong điều tra -0
Bộ trưởng Tư pháp Bỉ, ông Paul Van Tigchelt vận động cho Luật Hình sự mới.

Hiện tại, cơ sở dữ liệu DNA của những người bị kết án, người mất tích cũng như dấu vết và nghi phạm hiện có tại Bỉ vào khoảng 150.000 hồ sơ. Các nhà điều tra có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu DNA của 23 quốc gia khác, cùng với đó là hàng triệu hồ sơ khác. Khi vật liệu di truyền được tìm thấy trong một vụ án phạm tội hoặc mất tích, nó sẽ được so sánh với hồ sơ trong tất cả các cơ sở dữ liệu này. Tuy nhiên, theo luật cũ, chỉ có thể thực hiện khớp trực tiếp giữa dấu vết và nghi phạm, có nghĩa là hồ sơ DNA của nghi phạm phải tồn tại trong một trong các cơ sở dữ liệu.

Một nghi phạm cũng có thể được xác định dựa trên sự trùng khớp một phần với hồ sơ DNA của một thành viên trong gia đình, nhưng chưa có bất kỳ khuôn khổ pháp lý nào cho việc này. Chính vì thế luật mới đã trở thành một bước đột phá khi tạo ra khung pháp lý mới cho phép các cơ quan điều tra tận dụng những công nghệ mới nhất nhằm xác định nạn nhân và tội phạm. Bộ trưởng Tư pháp Bỉ, ông Paul Van Tigchelt hồ hởi nói với báo giới sau khi luật được thông qua: “Điều này khiến đất nước chúng tôi trở thành một trong những nước đầu tiên có hệ thống như vậy”.

Theo các chuyên gia, các mẫu DNA trong các trường hợp mất tích giờ đây sẽ được so sánh tự động với cơ sở dữ liệu quốc tế về những người mất tích và không xác định danh tính, bao gồm cả hệ thống I-Familia của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Đây là bộ cơ sở dữ liệu chứa gần 10.000 hồ sơ DNA của các thi thể không xác định và hồ sơ DNA của người thân của những người mất tích trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa là cơ hội để tìm kiếm đã mở rộng hơn rất nhiều, ngay cả khi đối tượng có thể đã rời khỏi đất nước.

Ông Paul Van Tigchelt nhấn mạnh: "Mối liên hệ với I-Familia rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ mất tích. Mối liên hệ này có thể giúp các thành viên gia đình của những người mất tích cuối cùng cũng nhận được câu trả lời được chờ đợi từ lâu cho câu hỏi của họ sau nhiều năm sống trong tình trạng lấp lửng”. Cùng với thời gian lưu giữ mẫu DNA của những người bị kết án đã tăng từ 6 tháng lên 30 năm thì khả năng mở rộng kỹ thuật này sẽ còn rất lớn theo thời gian.

Ký kết hợp tác giữa Cảnh sát Bỉ và INTERPOL.

2. Interpol đã rất hoan nghênh động thái mới này của Hạ viện Bỉ. Bởi theo họ, việc cho phép áp dụng những công nghệ mới cũng như chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc điều tra và tìm kiếm hiệu quả hơn. Khung pháp lý mới sẽ mở rộng việc sử dụng cơ sở dữ liệu của Interpol. Đồng thời giới lãnh đạo của Interpol cũng khuyến khích các quốc gia khác cho phép áp dụng những điều luật tương tự.

Ông Jurgen Stock, Tổng thư ký Interpol phát biểu: “Luật mới này là một thành tựu quan trọng. Nó gửi một thông điệp rõ ràng tới các quốc gia khác đang tìm cách phát triển hoạt động trị an của họ và hưởng lợi từ việc tăng cường trao đổi thông tin. Quan trọng hơn là nó còn giúp có được câu trả lời cho các gia đình”.

Hoan nghênh đạo luật này, Giám đốc Hợp tác cảnh sát quốc tế của Cục Cảnh sát liên bang Bỉ đồng thời là Phó chủ tịch Ủy ban Điều hành Interpol, ông Peter De Buysscher cho biết: “Có thể và nên sửa đổi luật DNA quốc gia - đó là một phần tất yếu của quá trình đổi mới và toàn cầu hóa. Sự thay đổi luật này sẽ mang lại khía cạnh toàn cầu cho các cuộc điều tra quốc gia”.

Với các kết nối cơ sở dữ liệu mới hiện có thông qua I-24/7 (hệ thống liên lạc an toàn của INTERPOL), dữ liệu bổ sung đang bắt đầu được truyền giữa Văn phòng Trung ương Quốc gia ở Brussels và văn phòng Tổng Thư ký Interpol toàn cầu. Một thời đại mới của những mạng lưới điều tra quốc tế đã bắt đầu.

Tìm kiếm tung tích DNA trong các vụ án đang trở thành một hướng điều tra chính.

3. Trong quá khứ, việc áp dụng những công nghệ như DNA đã từng thu được nhiều kết quả. Lập hồ sơ DNA là một quy trình tiên tiến có thể được sử dụng để xác định các cá nhân dựa trên cấu trúc di truyền độc đáo của họ. Mọi người có thể có cùng màu mắt và màu tóc, thậm chí có thể có các đặc điểm khuôn mặt giống nhau nhưng họ sẽ không có cùng DNA. Điều này có nghĩa là quá trình này có thể hữu ích trong việc giải quyết tội phạm một cách chính xác hơn. Các nhà khoa học pháp y có thể so sánh DNA được tìm thấy tại hiện trường vụ án (từ máu hoặc tóc) với các mẫu DNA lấy từ nghi phạm. Nếu không có sự trùng khớp, họ có thể loại trừ nghi phạm đó. Nếu có sự trùng khớp, cảnh sát sẽ xem xét kỹ hơn.

Công nghệ như vậy đã cách mạng hóa hệ thống tư pháp hình sự trong nhiều thập kỷ, làm tăng khả năng xác định tội phạm một cách chắc chắn. Điều này không chỉ giúp việc xác định thủ phạm dễ dàng hơn mà còn quan trọng không kém là giảm khả năng đưa nhầm người vô tội vào tù. Trong một số trường hợp, những tiến bộ trong việc lập hồ sơ DNA đã cho phép các chuyên gia thực thi pháp luật giải quyết các vụ án kéo dài hàng thập kỷ dựa trên các mẫu vật liệu giàu DNA (chẳng hạn như mẫu móng tay) được thu thập trước khi tiến hành xét nghiệm DNA.

Một thống kê của Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) vào năm 2018 cho thấy nhờ công nghệ DNA mà các cuộc điều tra tội phạm đã tăng tỷ lệ thành công lên mức 36,7%. Đây cũng chính là thời điểm Europol vận động mạnh mẽ cho việc các quốc gia trong khu vực thực hiện Đạo luật Tư pháp hình sự (Bằng chứng pháp y và Hệ thống cơ sở dữ liệu DNA) được phê duyệt năm 2014. Ở thời điểm đó, Ireland là một trong những quốc gia nhiệt tình nhất với kế hoạch này của Europol.

Công nghệ DNA sẽ giúp ích nhiều cho việc điều tra tội phạm.

Ông Charlie Flanagan, hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại quốc phòng Ireland, nguyên là Bộ trưởng Tư pháp Ireland giai đoạn 2017-2020 cho biết: “Việc đưa các quy định pháp lý này vào thực thi tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hồ sơ DNA và các bằng chứng nhận dạng khác với các quốc gia khác, tăng cường đáng kể hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong việc chống khủng bố và tội phạm xuyên biên giới”.

Kể từ thời điểm Ireland tham gia vào hệ thống của chia sẻ của EUROPOL, hệ thống cơ sở dữ liệu DNA quốc gia do Forensic Science Ireland duy trì và vận hành đã hoạt động được 6 năm. Cơ sở dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối sánh hồ sơ DNA từ hiện trường vụ án (được gọi là vết tội phạm) với hồ sơ DNA được tải lên từ các cá nhân đang bị điều tra hình sự, tội phạm bị kết án và cựu phạm nhân. Kết quả cho thấy cứ 100 vết tội phạm thì có 37 vết tội phạm được tải lên cơ sở dữ liệu được liên kết với một người đã có trong cơ sở dữ liệu. Điều này đã giúp các cơ quan điều tra khoanh vùng tội phạm dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, những quy định cũ không thể trao đổi và so sánh DNA tự động nếu không có đánh giá ngang hàng. Đạo luật năm 2014 được đưa ra để đảm bảo rằng việc truyền dữ liệu giữa các nước được hưởng lợi từ mức độ bảo vệ tương đương với mức bảo vệ áp dụng ở trong nước. Do đó, nó cần được sửa đổi lên một mức độ mới.

Trong một phát biểu mới đây, ông Flanagan nói: “Tôi không nghi ngờ gì rằng việc truy cập vào DNA và các cơ sở dữ liệu như vậy giữa các quốc gia có tiềm năng rất lớn và rất hữu ích trong bối cảnh tội phạm di chuyển quốc tế”. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được sự hồ hởi của giới cảnh sảnh quốc tế khi lần này Bỉ đang trở thành nước đi đầu trong một cuộc cách mạng điều tra mới. Việc Bỉ sửa đổi luật hình sự và tiến thêm một bước nữa trong việc chia sẻ dữ liệu DNA cho thấy đây là một xu thế tất yếu của hợp tác an ninh toàn cầu.

Tiểu Phong

Tối 13/5, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ thuộc Công an TP Hà Nội gồm đồng chí Nguyễn Đức Tâm, cán bộ Công an phường Dương Nội, Hà Đông, liên quan đến vụ phản ánh có hành vi tát người dân và đồng chí Nguyễn Bình An, Trưởng Công an xã Tam Hiệp, Thanh Trì, liên quan vụ va chạm giao thông giữa 1 xe ô tô với 6 xe máy xảy ra tại xã Thanh Liệt, Thanh Trì vào ngày 9/5.

Dịch vụ dưỡng sinh Đông y, phương pháp chăm sóc sức khỏe của y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với khả năng giúp cơ thể cân bằng và duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số spa đã biến tướng phương pháp này thành những “bí quyết hồi xuân” thần tốc. Các chuyên gia cảnh báo rằng những quảng cáo thổi phồng này không chỉ làm mất đi giá trị cốt lõi của dưỡng sinh Đông y, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không thực hiện đúng cách và bài bản.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Theo đó, học sinh nếu vi phạm Luật Giáo dục, nội quy của trường hoặc cơ quan chức năng, tùy mức độ, các em ở bậc tiểu học bị nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi; học sinh cấp THCS, THPT bị nhắc nhở, phê bình hoặc viết bản tự kiểm điểm. Nếu so với quy định hiện hành, dự thảo thông tư mới đã bỏ hình thức kỷ luật “đình chỉ học” đối với học sinh vi phạm.

Hôm nay (14/5), CLB bóng đá Công an Hà Nội sẽ đối đầu Buriram United ở chung kết lượt đi Cúp C1 Đông Nam Á 2024-2025. Ở mùa giải này, CLB bóng đá Công an Hà Nội hướng đến 3 danh hiệu lớn. Cúp C1 Đông Nam Á chính là mục tiêu mà họ đang ở gần nhất khi đã đi đến vòng chung kết. Đối thủ của thầy trò huấn luyện viên Polking là Buriram United (Thái Lan).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng), Công an TP Huế và Sở GTVT (nay là Sở Xây dựng TP Huế) đã phối hợp, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để việc hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) đảm bảo thông suốt, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân. Nhờ vậy nên vào đầu tháng 5/2025, Công an TP Huế đã tổ chức kỳ sát hạch, cấp GPLX ôtô cho 100 học viên dự thi sát hạch lần đầu tại Trung tâm sát hạch lái xe, Trường Cao đẳng Huế.

Để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, những năm qua Công an xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái luôn tận tụy với công việc, đấu tranh đẩy lùi các loại tội phạm, thực hiện mục tiêu trong sạch hóa địa bàn; Các đối tượng nghiện ma túy nhanh chóng được Công an xã rà soát, lập danh sách đưa đi cai nghiện tập trung.Cùng với đó, công tác xử lý các loại tội phạm được các đồng chí triển khai quyết liệt, đặc biệt là tội phạm về ma túy. Hành trình mang lại sự bình yên cho các bản làng đã in dấu những bước chân thầm lặng của các đồng chí Công an xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu.

Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine trong tuần này nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có mặt, một trợ lý của nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ngày 13/5, một tuyên bố như nhằm thử thách Điện Kremlin thể hiện sự chân thành trong việc tìm kiếm hòa bình.

Chiều 13/5, Học viện ANND đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp hội đồng “Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, phương pháp, công tác chiến đấu của cán bộ trinh sát an ninh trong tình hình hiện nay: Những vấn đề đặt ra cho công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong CAND”.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cùng nhiều đồng phạm về tội "nhận hối lộ" sau khi mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty CP Dược phẩm liên danh MediPhar và các đơn vị, tổ chức liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.