Bi kịch của phụ nữ và trẻ em Cameroon thời nội chiến

09:19 26/12/2021

Vào ngày 23-11-2021, 5 tay súng bịt mặt đã xộc vào một trường học tại làng Ekondo Titi, thuộc miền Tây Nam Cameroon và giết chết 3 học sinh cùng một thầy giáo dạy tiếng Pháp. Vụ việc nối dài thêm chuỗi những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào cộng đồng người Cameroon nói tiếng Pháp do lực lượng ly khai tiến hành.

Không đâu an toàn

 “Giọt nước tràn ly” dẫn đến cuộc nội chiến là việc vào năm 2016, chính phủ bổ nhiệm thẩm phán nói tiếng Pháp đến công tác tại các vùng nói tiếng Anh. Khu vực nói tiếng Pháp và nói tiếng Anh ở Cameroon có hai hệ thống luật pháp khác nhau tồn tại song song. Người dân nói tiếng Anh cho rằng hành động của chính phủ như vậy chẳng khác nào xâm phạm vào hệ thống luật pháp của họ mà không được sự đồng ý của nhân dân địa phương.

Các tổ chức dân sự đại diện cho cộng đồng nói tiếng Anh đưa ra yêu cầu chính phủ rút lại quyết định bổ nhiệm thẩm phán, đồng thời có chính sách chính thức bảo vệ khung luật pháp của khu vực nói tiếng Anh. Họ còn tổ chức tuần hành để biểu thị sự ủng hộ cho những yêu cầu này. Căng thẳng giữa các bên lên cao đến mức vào ngày 1-10-2017, liên minh các nhóm ly khai SCACUF tuyên bố độc lập khỏi chính phủ Cameroon, thành lập nhà nước riêng cho người nói tiếng Anh ở miền Nam.

Tình hình chiến sự tại Cameroon hiện nay vẫn ở thế giằng co. Mỗi bên tập trung nắm giữ những khu vực mình đang kiểm soát và chỉ đôi khi tổ chức đột kích về phía đối phương. Nhưng phụ nữ, trẻ em chính là nạn nhân của cuộc chiến này.

Không nơi nào trên đất Cameroon là an toàn với trẻ em và phụ nữ.

Liên Hợp Quốc cho biết trong hai tháng cuối năm 2020 đã xảy ra 35 vụ tấn công khủng bố nhắm vào các trường học tại Cameroon. Trong số này có 30 vụ là do các nhóm ly khai thực hiện dẫn đến cái chết của 10 nạn nhân và 67 người khác bị bắt cóc. Theo điều tra của hãng tin Al Jazeera, không phải nạn nhân bắt cóc nào cũng may mắn chỉ phải trả tiền chuộc. Một số trường hợp bị tra tấn đến chết như một cách để những kẻ nổi loạn ra oai.

Một người phụ nữ ở Muyuka kể rằng: “Con gái 17 tuổi của tôi đi học về thì gặp một toán lính nổi dậy lái xe trên đường. Chúng nghe thấy con tôi nói tiếng Pháp bèn đè con bé xuống đất hãm hiếp. Bọn chúng vừa hiếp con tôi vừa dọa sẽ giết con bé nếu không chịu ngậm miệng”.

Nhưng không chỉ quân của phe nổi dậy mới gây họa cho dân lành. Cái tên BIR đang là nỗi kinh hoàng của bất kỳ người Cameroon nói tiếng Pháp nào. BIR là tên viết tắt của “Binh đoàn Phản ứng nhanh” của Cameroon. Đơn vị tinh nhuệ này được lập ra vào năm 2001 để tìm và diệt những toán thổ phỉ ở bên kia biên giới với Nigeria và Chad. Thay vì dùng sỹ quan người Cameroon, tổng thống Cameroon Paul Biya lại bổ nhiệm sỹ quan quân đội Israel đã nghỉ hưu làm chỉ huy BIR. Mục đích của Paul Biya là lập nên một đội quân riêng chỉ trung thành với mình ông ta.

Từ khi nội chiến Cameroon nổ ra, lính BIR đã gây ra nhiều tội ác với đồng bào mình. Tháng 8-2020, BIR đổ quân xuống thị trấn Bamenda nơi có nhiều người nói tiếng Pháp sinh sống. Nhiều phụ nữ bị lính BIR hãm hiếp ngay ở trong nhà của mình. Eno Cadet, một luật sư Nigeria chuyên hỗ trợ những người tị nạn Cameroon chạy trốn sang các nước láng giềng, nhận xét: “Rõ ràng cả quân đội chính phủ lẫn lực lượng ly khai đều coi hãm hiếp và các hành vi khủng bố khác như một biện pháp để kiểm soát dân cư. Họ không thể đánh bật trực tiếp kẻ thù khỏi vị trí nên mới làm những việc vô nhân đạo đến vậy để khiến đối thủ mất hết sự ủng hộ trong dân”.

Một nhóm phụ nữ có người nhà là nạn nhân của lính chính phủ tập trung biểu tình ngồi.

Cái chết trong cuộc sống hằng ngày

Ngoài những mối nguy hiểm trực tiếp đến tài sản và tính mạng, dân thường Cameroon còn phải đối mặt với nhiều thảm họa khác do chiến tranh gây ra, đơn cử như nạn đói. Khu vực Trung Tây Phi năm nay đã phải hứng chịu một trận hạn hán kỷ lục. Nhưng tại Cameroon, người dân sợ đến mức còn không dám trồng cấy gì.

Ngay từ khi nội chiến mới xảy ra, nhiều trường học tại Cameroon đã phải đóng cửa vì sợ bị khủng bố tấn công. Nay lại có thêm đại dịch COVID - 19 khiến cho hệ thống giáo dục nước này trở nên hoàn toàn tê liệt. Tại một đất nước có hệ thống mạng viễn thông kém phát triển như Cameroon, việc triển khai học trực tuyến là gần như không thể. Một số giáo viên đã cố gắng chia thời gian kèm cặp từng học sinh, hoặc thậm chí mở lớp bán trú theo mô hình cách ly nhưng cũng rất nhiều khó khăn.

Bà Hnnansi King, hiệu trưởng một trường tiểu học ở Muyuka, giải thích: “Nhiều em học sinh sau khi chứng kiến cảnh bạo lực đã bị chấn thương tâm lý nặng nề, tự thu mình lại. Giáo viên trước khi có thể thuyết phục các em tiếp tục học phải tìm cách khiến các em mở lòng ra. Lực lượng giáo viên ở cơ sở hoàn toàn không được đào tạo về việc này. Họ chỉ biết tự mò mẫm.”.

Trong khi đó, hệ thống y tế cơ sở hiện chịu quá tải nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh viện tuyến dưới đang không biết xoay xở làm sao khi phải cùng lúc xử lý nạn nhân của bạo lực chiến tranh và người mắc COVID-19. Họ thiếu cả nhân lực lẫn vật lực. Còn các nguồn hỗ trợ từ cả trong và ngoài nước đều khó tiếp cận khu vực đang có chiến sự. Điều này đã gây ra hiện tượng phụ nữ và trẻ em thiệt mạng vì những trường hợp y khoa mà đáng lẽ ra rất dễ giải quyết. Theo ước tính của UNICEF, tỷ lệ trẻ sơ sinh chết trong lúc được sinh tại Cameroon đã tăng 114% trong vòng ba năm qua.

Lê Công Vũ (Tổng hợp)

Sáng 18/11, trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện đảm bảo ANNT, cưỡng chế thu hồi đất, nhóm các đối tượng thành viên trong gia đình bà Nhan – ông Điền đã dùng bom xăng, xe cuốc, hung khí tấn công lực lượng chức năng, khiến 5 CBCS bị thương, nhiều phương tiện, máy móc của đơn vị thi công công trình bị hư hại.

Khoảng 16h ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng thuộc địa bàn xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 5 học sinh đều sinh năm 2011, học sinh trường THCS xã Hiền Quang mất tích, hiện mới tìm thấy 1 thi thể.

Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện tử. Thực tế, trong mỗi kiện hàng là thuốc lá nhập lậu để gửi đến các tỉnh, thành phố để tiêu thụ. 

Tâm thấy dải phân cách trồng nhiều bụi cau kiểng có chiều cao che khuất tầm nhìn các bảng quảng cáo nên nảy sinh ý định thuê người cưa các bụi cây cau kiểng để tạo khoảng trống, không bị khuất tầm nhìn. Tâm đã thuê 3 đối tượng chặt 9 cây cau kiểng với giá 15 triệu đồng.

Ngày 18/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa bắt giữ 2 phụ nữ dùng xe ôtô vận chuyển ma túy từ thị xã La Gi tới TP Phan Thiết, Bình Thuận để kiếm 500 nghìn đồng tiền công.

Sau 2 tuần lao dốc, giá vàng đã có phiên đảo chiều tăng mạnh, kéo kim loại quý trở lại “quỹ đạo” tăng giá.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文