Cảnh báo tình trạng làm giả bằng cấp công khai trên mạng xã hội

09:18 17/10/2021

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT đã chính thức cảnh báo trên mạng xã hội đang tồn tại nhiều trang thông tin mạo danh Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với mục đích mua bán bằng giả.

Bộ GD-ĐT khẳng định hiện Bộ này chỉ có một trang fanpage chính thức duy nhất có tích xanh tại địa chỉ https://www.facebook.com/thongtinbogiaoducvadaotao và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có một trang thông tin cá nhân chính thức tại địa chỉ https://www.facebook.com/tsnguyenkimson. Tuy nhiên thời gian qua, dù lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây mua bán, làm giấy tờ giả nhưng dịch vụ làm bằng cấp giả vẫn ngang nhiên hoạt động.

Mua bằng đại học dễ như… mua rau

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy trong số hơn 10 trang thông tin giả mạo có những trang đang có hàng trăm lượt người theo dõi. Đáng nói là những trang mạng giả mạo này thường xuyên đưa các bài viết về “Dịch vụ làm bằng cấp, chứng chỉ chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng”; “Nhận làm tất cả các loại bằng: đại học, cao đẳng, trung cấp, bằng cấp 3, chứng chỉ, TOEIC, TOEFL, IELTS, bằng y tá, bằng bác sĩ, dược sĩ”; “Nhận làm tất cả mọi loại giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ khác... theo đúng nhu cầu của khách hàng”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo bị giả mạo.

Được biết, bên cạnh việc cảnh báo người dân không bị lợi dụng bởi các thông tin trên trang mạng giả mạo Bộ GD&ĐT, Bộ này cũng đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý tình trạng này.

Có thể thấy, do nhu cầu nhiều người muốn có bằng cấp, chứng chỉ để đáp ứng yêu cầu của công việc mà không muốn mất thời gian cho việc học nên các dịch vụ làm bằng cấp giả nở rộ trên mạng xã hội, bất chấp quy định cấm của các cơ quan chức năng.

Chỉ cần lên mạng xã hội hoặc google gõ cụm từ “dịch vụ làm bằng đại học” sẽ cho ra một loạt những trang làm bằng giả với lời quảng cáo có cánh. Người mua có thể thể lựa chọn đủ mọi dịch vụ làm giấy tờ như bằng đại học, cao đẳng, chứng chỉ, giấy tờ xe…

Liên hệ với số điện thoại của một trang web làm bằng, chúng tôi nhận được lời mời chào khá bùi tai: “Tất cả sản phẩm bằng cấp của chúng tôi đều được tạo ra từ phôi gốc của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng công nghệ in ấn hiện đại, chất lượng đúng chuẩn, không bị nhòe mờ, không bong tróc, chữ ký và con dấu đẹp sắc sảo, tem xịn 6 cánh 7 màu đúng quy chuẩn”. Cũng theo trang web này, người mua chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin, họ sẽ nhận được tấm bằng chất lượng hoàn hảo nhất mà không cần đặt cọc trước. Người mua sẽ được giao hàng tận nhà mà không phải mất công đến tận nơi để lấy.

Gọi một số điện thoại khác trên mạng xã hội hỏi mua bằng đại học, chúng tôi nhận được báo giá 3 triệu đồng. Khi chúng tôi muốn ngỏ ý đến tận nơi để xem trước phôi, chủ số điện thoại khéo léo chối từ, rằng công ty chỉ giao hàng tại nhà. Đồng thời cam kết tem, mộc, chữ ký chuẩn Bộ GD&ĐT, bao công chứng toàn quốc, bao xin việc, nhập học, xuất khẩu lao động, giống 100% bằng thật, nếu phát hiện lỗi sẽ tặng lại bằng. Thời gian nhận bằng nhanh từ 2-3 ngày làm việc, kiểm tra tận tay trước khi thanh toán. Người này cũng giới thiệu thêm bên công ty có đầy đủ các loại giấy tờ, bằng cấp khác, nếu chúng tôi có nhu cầu sẽ giảm giá cho sau khi mua bằng đại học ở đây.

Dịch vụ làm bằng giả công khai trên mạng.

Trên một fanpage còn công khai quảng cáo: Làm bằng giả phôi thật. Theo trang này, thì bằng đại học có giá 3,5 triệu đồng, bằng cao đẳng 3 triệu đồng, bằng trung cấp 3 triệu đồng, bằng cấp hai 2,5 triệu đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các trang web, mạng xã hội mở dịch vụ làm bằng cấp giả không bao giờ cung cấp địa chỉ công ty, hoặc nếu có chỉ là địa chỉ ảo. Tất cả đều làm việc qua điện thoại, tin nhắn. Giấy tờ sẽ được đóng gói gửi qua dịch vụ vận chuyển đến tận nhà người mua và thanh toán qua công ty vận chuyển.

Để gia tăng niềm tin với khách hàng, các đối tượng thường sử dụng những feedback (lời khen của khách hàng) và sử dụng cả hình ảnh bằng thật để quảng cáo. Sau khi thực hiện loạt thao tác kiểm tra, đối chiếu số hiệu bằng trong hình và trên hệ thống của các trường đại học, khách hàng thấy thông tin trên hình trùng khớp với dữ liệu được sao lưu sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đặt mua bằng tại công ty họ.

Cần hình phạt nặng để răn đe

Đầu tháng 9-2021, Công an tỉnh Quảng Nam đã triệt phá đường dây mua bán, làm giả giấy tờ do Giảng Viết Quảng (31 tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) và Đặng Quốc Vương (27 tuổi, trú tại Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cầm đầu. Theo đó, Giảng Viết Quảng được xác định mua bán, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức cho khoảng 300 người trên toàn quốc, trong đó có 42 trường hợp ở tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 3-2020 đến khi bị bắt, Quảng đã sử dụng nhiều tài khoản Zalo và tài khoản ngân hàng đăng ký từ các giấy CMND giả đăng lên mạng xã hội Facebook để những người có nhu cầu sử dụng liên lạc.

Đối tượng Giảng Viết Quảng làm giả giấy tờ bị Công an Quảng Nam bắt giữ.

Sau khi làm xong giấy tờ giả, Quảng đã bán cho những người đặt mua với tổng số tiền 350 triệu đồng. Qua trích xuất dữ liệu điện tử, cơ quan Công an thu giữ gần 5.000 trang tài liệu có khoảng 300 giấy tờ, tài liệu giả gồm: CMND, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện ôtô, xe máy, GPLX, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra phát hiện người cầm đầu chính là Đặng Quốc Vương. Vương khai nhận, từ đầu năm 2020, Vương đã mua máy tính, máy in và các thiết bị cần thiết về in ấn các loại giấy tờ, tài liệu giả và rao bán trên không gian mạng, trong đó có nhiều giấy tờ, tài liệu giả làm theo yêu cầu của Giảng Viết Quảng. Đặc biệt Vương còn sử dụng các giấy tờ giả để đăng ký số điện thoại, tài khoản ngân hàng… nhằm che giấu nhân thân.

Trước đó 2 tháng, cuối tháng 7-2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận cũng đã phối hợp với Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hưng Yên bắt giữ 6 đối tượng để điều tra về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. 6 đối tượng bị bắt gồm: Hồ Phước Thọ (24 tuổi); Nguyễn Thanh Trà (29 tuổi); Hồ Khắc Duy (34 tuổi); Nguyễn Thanh Phong (26 tuổi); Nguyễn Văn Huy (25 tuổi) và Nguyễn Thanh Trà (35 tuổi), tất cả đều trú tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Các đối tượng làm giả giấy tờ bị Công an Bình Thuận bắt giữ.

Khám xét khẩn cấp nơi nhóm này thuê trên đường Đào Duy Tùng, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, cơ quan điều tra thu giữ hơn 6.700 phôi các loại giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ giả; 3.600 tem giả dùng để dán trên văn bằng, chứng chỉ; 212 khuôn dấu giả; nhiều máy in, máy photo tài liệu; một thiết bị làm căn cước công dân, giấy phép lái xe giả cùng các loại máy móc, công cụ dùng để sản xuất văn bằng, chứng chỉ…

Trước đó, vào tháng 1-2021, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hưng Yên đã xác lập chuyên án, phối hợp với các đơn vị liên quan bắt giữ Nguyễn Văn Hùng (41 tuổi, trú huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hoàng Văn Đức (28 tuổi, trú huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn). Khám xét ngôi nhà nhóm này thuê tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, lực lượng công an thu giữ gần 4.000 con dấu, hơn 5 tấn phôi các loại giấy tờ như căn cước công dân, giấy phép lái xe, bằng thạc sỹ... và nhiều máy móc, thiết bị dùng để sản xuất văn bằng, chứng chỉ.

Quá trình điều tra mở rộng chuyên án xác định, Nguyễn Văn Hùng và Hoàng Văn Đức đã cùng với một số đối tượng khác, trong đó có Nguyễn Thanh Trà và Hồ Phước Thọ thuê ngôi nhà ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh để sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả.

Sau khi địa điểm ở quận Gò Vấp bị lực lượng Công an phát hiện, cuối tháng 5-2021, Trà và Thọ rủ thêm đồng bọn thuê nhà trên đường Đào Duy Tùng, thành phố Phan Thiết để tiếp tục sản xuất văn bằng, chứng chỉ giả, sau đó rao bán cho người có nhu cầu thông qua Internet và mạng xã hội. Khi khách có nhu cầu đặt mua, nhóm này sẽ lấy thông tin cá nhân của khách hàng để in vào các loại văn bằng rồi giả mạo chữ ký hiệu trưởng các trường, sử dụng các loại dấu giả để in.

Theo luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, thì người làm giả giấy tờ hoặc có hành vi buôn bán giấy tờ giả cho người khác có dấu hiệu cấu thành tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó mức khung chịu trách nhiệm hình sự với hình thức phạt tù từ 3 đến 7 năm. Trong vài năm trở lại đây, nhiều đường dây buôn bán, làm bằng giả bị triệt phá, thế nhưng có lẽ do hình phạt chưa nghiêm khắc, chưa đủ sức răn đe nên nhiều đối tượng vẫn công khai mua bán để thu lời bất chính.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: khách hàng đã mua những tấm bằng giả này là ai? Chắc chắn người đi mua bằng giả không phải để mang về cất giữ. Thời gian qua, không ít cơ quan đã phát hiện cán bộ, viên chức sử dụng bằng giả, từ đó phá được nhiều đường dây buôn bán giấy tờ giả.Vì thế, bên cạnh việc xử lý các đối tượng làm bằng giả thì cần phải xử lý nghiêm cả những người cố tình sử dụng bằng cấp giả.

Hiện nay, việc xác minh bằng cấp mới chỉ được các cơ quan nhà nước, hay các đơn vị nước ngoài yêu cầu, còn đối với các công ty, doanh nghiệp tư nhân họ ít khi xác minh giả, thật. Đây là kẽ hở cho người sử dụng bằng giả. Có cung ắt sẽ có cầu, có người mua, ắt có người bán. Do vậy, nếu tất cả các doanh nghiệp, đơn vị đều chủ động xác minh kỹ bằng cấp giả thì vấn nạn làm bằng giả sẽ khó có thể tồn tại.

Trâm Anh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文