Cuộc tháo chạy của các nhà tài phiệt Nga

17:18 12/03/2022

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và phải chịu một loạt biện pháp trừng phạt mạnh mẽ từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), nhiều người giàu có bậc nhất nước này đã tìm cách tháo chạy. Nice (Pháp), Riga (Latvia), Geneva (Thuỵ Sĩ), London (Anh), Vienna (Áo), Dubai, Helsinki (Hà Lan), Zurich (Thuỵ Sĩ), Belgrade (Serbia) hay Tallinn (Estonia)… là những điểm đến được ưa thích nhất.

Chiến dịch di cư

Ngay sau khi Moscow đưa quân vào Ukraine hôm 24-2, số lượng máy bay phản lực kinh doanh rời khỏi Nga ngày càng tăng. Khoảng 60 máy bay phản lực tư nhân đã rời Nga vào ngày 25-2. Các dữ liệu sau đó khẳng định, hơn 200 máy bay phản lực tư nhân đã rời khỏi Nga trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến 27-2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với ông trùm thép Alexei Mordashov trong hôm khai trương nhà máy cán ống bên ngoài St.Petersburg vào tháng 7-2006. ảnh: Getty

Dịch vụ theo dõi chuyến bay toàn cầu Flightradar24 còn lưu ý rằng, khoảng 1.000 chuyến bay tư nhân đã rời Nga trong tháng 2, với 300 chuyến bay riêng trong khoảng thời gian 24 đến 27/2. Các chuyến bay này đã bay đến 135 điểm đến ở 52 quốc gia khác nhau. Pháp là điểm đến ưa thích đầu tiên với 105 máy bay tư nhân hạ cánh. Tiếp đến là Thụy Sĩ với 104 chuyến bay và Anh với 71 chuyến bay.

Các điểm đến có thời tiết ấm áp như Cyprus và Maldives cũng khá nổi tiếng. Flightradar24 cho biết, các cảng, trung tâm tài chính và các nước láng giềng của Nga cũng đứng đầu danh sách các điểm đến trong đó Nice (Pháp), Riga (Latvia), Geneva (Thuỵ Sĩ), London (Anh), Vienna (Áo), Dubai, Helsinki (Hà Lan), Zurich (Thuỵ Sĩ), Belgrade (Serbia) hay Tallinn (Estonia)… là những nơi được ưa thích nhất.

Đồng rúp và các công ty lớn của Nga, do các nhà tài phiệt sở hữu, đã giảm giá trị chưa từng có sau khi có các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Cuộc di cư này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và EU tiến hành các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và doanh nghiệp Nga. Giới phân tích đánh giá, các nhà tài phiệt và tỷ phú Nga có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi EU và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số người Nga giàu nhất, bao gồm Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin, doanh nhân và đồng sở hữu nhà điều hành điện thoại MegaFon Alisher Usmanov; nhà tài phiệt Petr Aven, người đồng sáng lập Tập đoàn Alfa Mikhail Fridman...

Tỷ giá đồng rúp đã giảm mạnh so với đồng Euro và USD. ảnh: AP

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong bài phát biểu hôm 2-3 còn tuyên bố rằng Bộ Tư pháp Mỹ đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm để truy quét tội ác của các nhà tài phiệt Nga. “Chúng tôi đang tham gia cùng các đồng minh châu Âu để tìm và thu giữ du thuyền, căn hộ sang trọng, máy bay phản lực riêng của họ”, ông Biden nói.

Vì những lệnh trừng phạt này mà các tổ chức xếp hạng Fitch, Moodys và S&P đã hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Nga xuống 6 bậc, làm tăng nghi ngờ về khả năng trả nợ của Nga và tác động mạnh đến nền kinh tế Nga. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến cuộc tháo chạy ồ ạt của những người giàu bậc nhất nước Nga. Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders tiết lộ trên Twitter rằng Dmitry Mazepin và Alexey Mordashov đã rời khỏi Nga.

Ông Dmitry Mazepin đã bay sang New York (Mỹ) trong khi Alexey Mordashov - người giàu thứ ba ở Nga và là chủ sở hữu của Tập đoàn Severgroup, công ty mẹ của Severstal đã đi du thuyền ở vùng Seychelles hơn 10 ngày. Severgroup là một tập đoàn kinh doanh tư nhân, hoạt động đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ viễn thông, truyền thông, kỹ thuật đến khai thác vàng.

Nguy cơ mất tài sản

Các nhà tài phiệt Nga là những ông trùm kinh doanh, những người kiểm soát đủ nguồn lực để tác động đến chính trị. Những người này đã tích lũy tài sản trong giai đoạn tư nhân hóa sau khi Liên Xô tan rã vào những năm 1990. Vì thế, Mỹ và EU cáo buộc họ và đưa vào danh sách trừng phạt với lý do đã trục lợi từ mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Putin. Lệnh trừng phạt đã khiến nhiều doanh nhân của Nga trở thành những cá nhân được theo dõi chặt chẽ nhất trên thế giới.

Tài sản của nhiều nhà tài phiệt nga giảm mạnh do đồng rúp mất giá

Cụ thể, hôm 3-3, Mỹ công bố “các biện pháp ngăn chặn hoàn toàn" đối với ít nhất 8 nhân vật trong giới tinh hoa của Nga, 19 nhà tài phiệt Nga, cùng các thành viên trong gia đình và cộng sự của họ. Chưa đầy 1 giờ sau, Anh có lệnh trừng phạt riêng rẽ đối với 2 tỷ phú Nga là Alisher Usmanov và Igor Shuvalov, được cho là nắm giữ tổng tài sản trị giá 19 tỷ USD. Kế hoạch của Bộ trưởng Nội các Anh Michael Gove là trừng phạt tiếp 9 nhà tài phiệt Nga gồm cả Kirill Shamalov - tỷ phú trẻ nhất nước Nga.

Theo tin từ hãng AP, ngay khi nhận thấy tín hiệu nguy hiểm, giới tài phiệt Nga cũng đã có nhiều “chiêu” để tẩu tán tài sản của bản thân và gia đình. Chẳng hạn, từ ngày 2-3, ít nhất 5 siêu du thuyền thuộc sở hữu của các nhà tỷ phú Nga đã di chuyển tới Maldives - quốc đảo ở Ấn Độ Dương không có thỏa thuận dẫn độ với Mỹ. Theo cơ sở dữ liệu vận tải MarineTraffic, siêu du thuyền Clio của tỷ phú Oleg Deripaska - người sáng lập Tập đoàn nhôm khổng lồ Rusal nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ năm 2018 – đang neo đậu ngoài khơi thủ đô Male của Maldives. Trong khi đó, chiếc du thuyền Titan của tỷ phú Alexander Abramov – đồng sáng lập Tập đoàn thép Evraz – đã tới Maldives vào ngày 28-2…

Còn chiếc Galactica Super Nov của tỷ phú Vagit Alekperov đứng đầu tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Lukoil, xuất phát khỏi cảng Barcelona (Tây Ban Nha) hôm 2-3 và tới Montenegro chỉ vài ngày sau đó. Tỷ phú Roman Abramovich cũng nhanh chóng đưa siêu du thuyền mang tên Eclipse, dài thứ 3 thế giới từ St. Barts đến Philipsburg, thủ phủ của Sint Maarten - thuộc địa phận Hà Lan trên đảo Saint Martin ở Caribbea. Đồng thời, ông Roman Abramovich cũng đang thực hiện các động thái để thanh lý các tài sản có giá trị, điển hình là việc rao bán CLB bóng đá Chelsea.

Dilbar, du thuyền thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Alisher Usmanov, vừa bị chính quyền Berlin tịch thu khi đang sửa chữa ở Hamburg (Đức). Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, cũng có những nhà tài phiệt không may mắn. Chiếc Le Grand Bleu thuộc sở hữu của nhà khai thác dầu mỏ Nga Eugene Shvidler đang neo đậu ngoài khơi đảo St. Martin, nơi các lệnh trừng phạt của Liên minh EU có thể được thực thi… Hôm 3-3, Đức đã thu giữ du thuyền Dilbar trị giá 600 triệu USD của nhà tài phiệt Nga Alisher Usmanov. Du thuyền này dài 156m, được đóng riêng theo yêu cầu của tỷ phú Alisher Usmanov và được mua với giá 600 triệu USD. Từ tháng 10-2021, du thuyền Dilbar đã nằm ở Hamburg (Đức) để sửa chữa.

Một ngày sau, Italy cũng đã thu giữ du thuyền và biệt thự sang trọng của các tỉ phú Nga tại một số điểm đến du lịch nổi tiếng ở nước này, bao gồm Sardinia, bờ biển Ligurian và Hồ Como. Tổng giá trị tài sản đã thu giữ lên tới 156 triệu USD. Những du thuyền bị giữ gồm siêu du thuyền Lena của nhà tài phiệt Gennady Timchenko tại cảng San Remo; du thuyền "Lady M" trị giá 71 triệu USD thuộc sở hữu của ông trùm ngành thép Nga Alexei Mordashov ở Imperia… Pháp cũng thu giữ được một du thuyền có liên quan đến ông trùm dầu khí Igor Sechin đậu tại khu nghỉ mát La Ciotat, Địa Trung Hải. Du thuyền này đã ở đó từ tháng 1 để sửa chữa…

Hãng tin CNBC ước tính, các tỷ phú hàng đầu của Nga đã mất hơn 80 tỷ USD giá trị tài sản trong những tuần gần đây khi các lệnh trừng phạt và tịch thu tài sản bắt đầu có hiệu lực và ít nhất 12 người đã bị loại khỏi danh sách tỷ phú của Forbes. Con số này dự tính có thể cao hơn nữa trong thời gian tới. Còn Bloomberg cho rằng, 1/3 tài sản của 20 tỷ phú giàu nhất nước Nga đã “bốc hơi” trong những ngày qua. Chẳng hạn, tài sản của tỷ phú Usmanov đã giảm 1,7 tỷ USD xuống còn 19,5 tỷ USD. Người bị thiệt hại nặng nề nhất là tỷ phú Gennady Timchenko, hiện đang kiểm soát Tập đoàn Volga Group. Số tài sản của ông đã giảm từ 22 tỷ USD xuống còn 11 tỷ USD. Còn tài sản của Leonid Mikhelson, Giám đốc điều hành của công ty khí đốt Nga Novatek thì bị giảm 10,5 tỷ USD xuống còn 22 tỷ USD…

Giới phân tích nhận định, Mỹ và EU coi việc trừng phạt các nhà tài phiệt Nga như một cách để gây sức ép buộc Tổng thống Vladimir Putin dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia về Nga thuộc Đại học Wesleyenne (Connecticut- Mỹ), những biện pháp trả đũa cá nhân như vậy “có thể biện minh được về mặt đạo đức nhưng lại không hiệu quả thực tế”.  Một số chuyên gia khác còn phân tích rằng, việc thực thi biện pháp trừng phạt đối với giới tài phiệt khó có thể diễn ra nhanh chóng hoặc dễ dàng bởi nhiều người đã che giấu tài sản của họ thông qua các công ty vỏ bọc hoặc những nhân vật thân cận.

“Nếu bạn là một nhà tài phiệt người Nga và đang lênh đênh trên du thuyền ở Ấn Độ Dương thì hầu hết tài sản của bạn sẽ không mang tên bạn. Bạn sẽ có những công ty bình phong hoặc những người khác đứng tên thay cho bạn. Điều này có thể khiến một số biện pháp trừng phạt của phương Tây bị giảm tác dụng. Mỹ và EU có thể tịch thu thuyền, máy bay của họ nhưng họ vẫn cất giữ tiền ở nhiều nơi khác trên thế giới. Và nếu 70% số tài sản của những người này bị thu giữ thì họ vẫn sẽ giàu có hơn nhiều người khác trên thế giới”, Alison Jimenez – Giám đốc công ty tư vấn luật Dynamic Securities Analytics nhấn mạnh.

Khánh Chi

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文