Liệu có xảy ra cuộc chạy đua vũ trang ở Địa Trung Hải?

13:37 05/11/2021

Biển Địa Trung Hải tưởng yên bình mà không phải thế khi thời điểm này căng thẳng đang gia tăng giữa các quốc gia trong khu vực. Một câu hỏi rất đáng được quan tâm nhất hiện nay là: Liệu rồi đây có xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang nữa ở Địa Trung Hải hay không?

Phát súng mở đầu

Rất nhiều nhà quan sát không khỏi giật mình khi đọc danh sách những trang thiết bị khí tài mới được quân đội Hy Lạp mua về trong vòng chưa đầy một năm nay. Đó là, 24 chiến đấu cơ Dassault Rafale, ba tàu hộ tống của Pháp, bốn trực thăng chiến đấu Sikorsky MH-60R Seahawk. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hy Lạp còn đang trong quá trình hoàn thiện hợp đồng mua chiến đấu cơ Lockheed Martin F-35 và một số vũ khí hiện đại khác từ Mỹ.

Thật khó có thể tin được chỉ mới sáu năm trước, nền tài chính Hy Lạp gần như sụp đổ hoàn toàn và bị đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu  Âu, và Quỹ tiền tệ quốc tế. Đức, quốc gia lãnh đạo Liên minh châu Âu, buộc Chính phủ Hy Lạp phải thực hiện chính sách tài khoá “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm một loạt các khoản chi tiêu công.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) và nguyên Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.

Trong hoàn cảnh đó, điều gì đã khiến Hy Lạp phải tăng chi ngân sách quốc phòng từ 2,46% GDP năm 2015 lên 2,79% năm 2020? Câu trả lời là do Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ giữa hai quốc gia miền Địa Trung Hải từ nhiều năm nay đã luôn trong trạng thái “cơm không lành, canh chẳng ngọt”. Hy Lạp liên tục đưa ra phản ứng tiêu cực trước cách hành xử của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn.

Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra khó chịu vì các thỏa thuận hàng hải thương mại do Hy Lạp và Ai Cập ký kết mà không có sự tham gia của họ. Mới đây hai nước lại xảy ra căng thẳng ngoại giao khi Thổ Nhĩ Kỳ đột ngột đưa ra quyết định Viện bảo tàng Hagia Sophia, trước đây vốn là nhà thờ Chính Thống giáo, sẽ được biến thành thánh đường Hồi giáo.

Vậy nhưng “giọt nước làm tràn li” trong mối quan hệ giữa hai nước lại là vụ tàu thăm dò dầu Oruc Reis tiến hành thăm dò tại vùng biển giữa Síp và đảo Crete của Hy Lạp. Vụ việc xảy ra vào tháng 8-2020, chỉ hơn một năm sau khi Chính phủ Síp, Hy Lạp, Ai Cập và Israel ký kết thỏa thuận khai thác dầu mỏ và xây dựng đường ống dẫn dầu dưới biển Địa Trung Hải.

Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các công ty dầu mỏ Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động ở vùng biển phía Tây Síp. Câu chuyện còn trở nên rắc rối hơn nữa vì thỏa thuận 4 nước do Chính phủ Nam Síp kí, trong khi Ankara chỉ công nhận chính phủ miền Bắc Síp (kể từ cuộc nội chiến Síp đến nay quốc đảo này bị phân chia làm hai miền Nam - Bắc).

Điều đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ làm sau thoả thuận 4 nước là kí kết hiệp ước vùng đặc quyền kinh tế với Libya làm đối trọng với nhóm Hy Lạp. Sau đó họ bất ngờ tuyên bố gửi tàu Oruc Reis đến Síp để khoan thăm dò dầu khí. Cả Ai Cập và Hy Lạp đều lên tiếng phản đối vì cho việc này vi phạm chủ quyền của họ, nhưng Ankara vẫn quyết điều tàu Oruc Reis đi cùng đoàn tàu hộ tống của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ khi Liên minh châu Âu vào cuộc bằng cách “dọa” mở cuộc họp thảo luận việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ thì nước này mới chịu rút đoàn tàu của mình đi.

Cuộc chạy đua không nhân nhượng

Trả lời BBC, nhà phân tích chiến lược Mark Skorzy cho rằng, vụ tàu Oruc Reis chỉ là cách Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tìm hiểu xem liệu Hy Lạp nói riêng và châu Âu nói chung dám làm tới đâu trong vấn đề biển Địa Trung Hải mà thôi. Dường như ông ấy đã với quá tầm tay của mình. Hy Lạp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường trang bị cho quân đội mình.

Ngoài Pháp là đối tác mà Hy Lạp đang mua hầu hết số vũ khí mới, Hy Lạp còn đang củng cố mối quan hệ chiến lược của mình với Mỹ. Thoả thuận Phòng thủ và Cộng tác chung giữa hai nước đang chuẩn bị được kéo dài thêm 5 năm nữa. Tuy MDCA không nhắc đến việc Hải quân Mỹ can thiệp trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, nó là tín hiệu cho thấy ít có khả năng Mỹ sẽ đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Dàn khoan dầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoài khơi đảo Síp.

Thổ Nhĩ Kỳ đang vừa muốn tăng cường khả năng quân sự, vừa tìm kiếm thêm đồng minh. Nga là sự lựa chọn hoàn hảo đối với họ. Hợp đồng mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 còn chưa ráo mực thì Ankara đã tỏ ý muốn mua thêm. Họ cũng đề xuất ý tưởng sắm một số trang thiết bị bộ binh và thiết giáp của Nga. Chưa hết, còn có tin đồn rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng “lùi vài bước” trong vấn đề Syria với Nga.

Tình hình Địa Trung Hải đang rất khó đoán định ngoại trừ duy nhất một điều: căng thẳng Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa. Vấn đề khai thác dầu, vấn đề đảo Síp,… tất cả những vấn đề đó vẫn chưa thấy lối giải quyết trước mắt. Mặt khác, nền kinh tế của cả hai quốc gia đang trong tình trạng rất không tốt vì đại dịch COVID-19 và sự bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. Một cuộc chạy đua vũ trang là khó tránh khỏi, nhưng trong trường hợp Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vì thế mà tăng chi tiêu công quá nhiều, rất có thể họ sẽ đe dọa đến sự ổn định của chính phủ mình.

Lê Công Vũ (Tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文