Mỹ thu giữ 3,6 tỷ USD liên quan vụ hack sàn giao dịch tiền ảo

21:14 15/02/2022

Mới đây, các quan chức liên bang Mỹ đã thu giữ số bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD liên quan đến vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex vào năm 2016. Các đặc vụ đã bắt giữ hai cá nhân ở New York vào ngày 8-2 với cáo buộc họ âm mưu rửa tiền từ vụ tấn công mạng Bitfinex vào năm 2016.

Năm 2021 vừa qua là một bức tranh đa màu sắc đối với tiền điện tử, nhưng nhìn chung, tiền điện tử tiếp tục phát triển theo cấp số nhân, với hàng triệu người chọn đầu tư vào ngành công nghiệp đang bùng nổ này. Tuy nhiên, với sự thổi phồng và nhu cầu ngày càng tăng, các tên tội phạm đang tìm cách kiếm tiền bằng cách lừa đảo các cá nhân và chiếm tiền điện tử của họ.

Theo Chainalysis, vào năm 2021, tội phạm tiền điện tử đã trực tiếp đánh cắp số tiền kỷ lục trị giá 3,2 tỷ USD. Con số này tăng gấp 5 lần so với năm 2020. Tội phạm tiền điện tử là một thực tế đang phát triển nhanh chóng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế tiền điện tử và tài chính phi tập trung (hay DeFi), cùng với giá tiền điện tử kỷ lục vào năm 2021, đã mang đến cho các tên tội phạm những cơ hội sinh lợi.

Cặp vợ chồng hacker vừa bị đặc vụ Mỹ bắt giữ liên quan 3,6 tỷ USD tiền điện tử bị đánh cắp năm 2016

Khoảng 120.000 bitcoin đã bị đánh cắp trong vụ hack năm 2016, khi đó trị giá khoảng 60 triệu USD và chiếm gần 1/6 tổng khối lượng giao dịch vào thời điểm đó. Theo giá ngày nay, tổng số bitcoin bị đánh cắp trị giá 4,5 tỷ USD, nhưng Bộ Tư pháp Mỹ chỉ thu giữ khoảng 94.000 bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD. Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc cả hai âm mưu rửa những khoản tiền thu được và ngầm ám chỉ - dù chưa khẳng định - họ là các hacker ban đầu đã gây ra vụ đánh cắp đó.

Vụ bắt giữ đã làm sáng tỏ những trò gian lận xung quanh tiền điện tử. Tuy nhiên, chính xác thì các tên tội phạm đánh cắp trong thế giới ảo như thế nào?

Lấy cắp dữ liệu trao đổi

Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được mua, bán và lưu trữ trên các sàn giao dịch, giống như hàng hóa trong thế giới thực. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tiền điện tử và những người tổ chức các sàn giao dịch, thường phản đối sự kiểm soát tập trung và từ chối sự giám sát nghiêm ngặt - và điều đó đôi khi dẫn đến bảo mật lỏng lẻo.

Manuel Valente của Coinhouse, một công ty Pháp quản lý các giao dịch tiền điện tử, cho biết: “Các trang giao dịch tiền ảo có lượng dự trữ tiền điện tử tương đối lớn tại bất kỳ thời điểm nhất định nào. Họ sở hữu nhiều máy chủ và các máy móc khác nhau - và những kẻ tấn công đôi khi có thể xâm nhập vào máy chủ của họ và đánh cắp tiền”. Ông nói rằng, hầu hết những vấn đề này là do bảo mật yếu kém.

Alexander Stachtchenko của KPMG cũng đồng tình với quan điểm này, chỉ ra rằng một số nền tảng vẫn lưu trữ mật khẩu trên máy chủ của họ. Ông nói: “Nếu các tin tặc có thể vào máy chủ, chúng có thể lấy cắp mật khẩu. Sau khi bạn có mật khẩu, chúng  chuyển bitcoin từ địa chỉ này sang địa chỉ khác và sau đó mọi người không có quyền tiếp cận tới những bitcoin đó”.

Tấn công chuỗi khối

Tất cả mọi hoạt động giao dịch tiền điện tử đều dựa vào blockchain (chuỗi khối) - một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Nó lưu trữ thông tin chi tiết của tất cả các giao dịch được thực hiện bằng tiền điện tử. Bởi mỗi khối được liên kết, nên chúng ta không thể thay đổi một khối mã mà không thay đổi toàn bộ chuỗi.

Tuy nhiên, có một giả thuyết cho rằng nếu một nhóm tin tặc có được hơn 50% một blockchain cụ thể, thì chúng có thể bắt đầu viết lại các giao dịch, chặn các giao dịch mới và gian lận lặp chi tiền điện tử.  Một sàn giao dịch có tên Gate.io đã cáo buộc rằng họ đã mất 200.000 USD trong một cuộc tấn công vào năm 2019, nhưng các chuyên gia cho rằng chúng sẽ không thể nhắm mục tiêu vào những đồng tiền lớn như bitcoin. Erica Stanford, tác giả của cuốn “Cuộc chiến tiền điện tử: Những cái chết giả, hàng tỷ USD biến mất & Sự gián đoạn Ngành”, cho rằng một cuộc tấn công như vậy "sẽ cực kỳ khó khăn và cực kỳ tốn năng lượng. Với bitcoin, điều đó sẽ không thể thực hiện được vì nó sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng”.

Gian lận

Nhiều vụ gian lận xung quanh tiền điện tử ít liên quan đến công nghệ và chủ yếu liên quan nhiều hơn đến các thủ đoạn gây mất niềm tin kiểu truyền thống hoặc tống tiền khi các tội phạm yêu cầu thanh toán bằng tiền điện tử. Loại hình lừa đảo chính là các kế hoạch theo mô hình Ponzi, trong đó một đồng tiền mới được thổi phồng giá trị bởi những người sáng tạo, những người sau đó bán hết số tiền của họ khi giá đạt đến điểm cao nhất, khiến nhiều nhà đầu tư không còn xu dính túi.

Theo công ty phân tích Chainalysis, những vụ lừa đảo như vậy, dù không chỉ xảy ra với riêng lĩnh vực tiền điện tử, đã giúp những kẻ lừa đảo thu về 7 tỷ USD vào năm 2019 nhưng đã giảm đáng kể vào năm sau đó. Stanford cho biết: “Các vụ lừa đảo chủ yếu không liên quan đến tiền điện tử mà là lợi dụng niềm tin rằng mọi người sẽ giàu lên nhanh chóng để lừa mọi người đầu tư”. Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng sự mới mẻ của tiền điện tử và sức hấp dẫn của nó như một ý tưởng làm giàu nhanh chóng đã giúp những kẻ lừa đảo thu về món hời lớn.

Mặc dù tiền điện tử vốn nổi tiếng gắn với các âm mưu kiểu Ponzi, nhưng Stanford chỉ ra rằng thời kỳ đỉnh cao của các trò gian lận là từ năm 2016 đến năm 2018. Bà nói rằng thị trường hiện đã “trưởng thành”, mọi người hiểu biết hơn, cơ quan thực thi pháp luật và quản lý tham gia nhiều hơn và rất nhiều công cụ phân tích được đưa ra, cho phép theo dõi loại tiền tệ. Chainalysis đã báo cáo rằng các loại tội phạm nói chung liên quan đến tiền điện tử đã giảm mạnh trong năm ngoái.

Bích Hạnh (Tổng hợp)

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文