30.000 tù nhân ở Indonesia được “về nhà sớm” vì… COVID-19

15:15 03/04/2020
Ngày 31/3, người phát ngôn của Bộ Luật và Nhân quyền Indonesia Bambang Wiyono cho biết, khoảng 30.000 tù nhân sẽ được phóng thích sớm để phòng ngừa dịch COVID-19.


Ngày 31/3, Tổng thống Joko Widodo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc gia trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch COVID-19. 

Cho đến nay, chính phủ nước này ghi nhận 1.414 ca nhiễm và 122 trường hợp tử vong do COVID-19, tuy nhiên, một số quan chức và chuyên gia cho rằng quy mô lây lan của dịch bệnh thực tế còn cao hơn do khả năng xét nghiệm yếu chưa thống kê được toàn bộ tình hình.

"Chúng tôi quyết định áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn theo Luật số 6 năm 2018 về kiểm dịch y tế. Chúng tôi cũng ban hành quy định của chính phủ về các hạn chế xã hội cũng như sắc lệnh Tổng thống về tình trạng khẩn cấp", Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay cho biết, khi tuyên bố Covid-19 là tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Indonesia là vùng dịch Covid-19 lớn thứ tư Đông Nam Á với hơn 1.400 ca nhiễm, nhưng là nước ghi nhận số người tử vong cao nhất với 122 ca. Tỷ lệ tử vong tại Indonesia là 8,6%, cao hơn mức trung bình 4,8% toàn cầu, theo số liệu trên Worldmeter. Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ "sụp đổ" do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Các nhà tù ở Indonesia hiện đều quá tải.

Tổng thống Indonesia kêu gọi các lãnh đạo địa phương và khu vực tuân theo quy định hiện hành và không ban hành các hạn chế riêng với người dân nhằm ngăn COVID-19 lan rộng. Tổng thống Widodo cho biết ông đã ra lệnh cho Cảnh sát Quốc gia thực thi hợp pháp các hạn chế này, song không giải thích các biện pháp mà cảnh sát có thể thực hiện.

Trước đó, ngày 25/3, bà Michelle Bachelet, Cao ủy Liên hiệp quốc về nhân quyền, cho rằng các nước phải có nhiệm vụ bảo vệ tù nhân trước đại dịch COVID-19 bằng cách phóng thích những người dễ bị tổn thương.

Với hơn 260 triệu người, Indonesia là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ. Dịch COVID-19 bùng phát cũng khiến giới chức Indonesia lo ngại dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập vào các nhà tù vốn đang trong tình trạng quá tải.  Dữ liệu chính thức cho thấy có 270.386 tù nhân trên khắp Indonesia, gấp đôi khả năng giam giữ của các nhà tù. 

Nguyên nhân của tình trạng quá tải các nhà tù là do những năm gần đây, Indonesia đã tăng cường triệt phá các băng nhóm ma túy. Từ năm 2014, Tổng thống Indonesia Joko Widodo luôn xem việc sử dụng ma tuý là vấn đề nghiêm trọng. 

Ông Widodo đã tuyên bố cho hình phạt cao nhất đối với các liên quan về việc lạm dụng ma tuý. Vì vậy, hiện khoảng 70% tù nhân bị kết án ở Indonesia là tội phạm liên quan đến ma túy vì nước này là một trong những quốc gia áp dụng luật chống ma túy khắt khe nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, sau các chiến dịch truy quét tội phạm ma túy thì các nhà tù ngày càng quá tải. Tình trạng này đồng nghĩa với việc tội phạm không nghiêm trọng sẽ bị giam giữ chung với tội phạm ma túy và khủng bố. Không những thế các nhà tù có quá đông tù nhân khiến lính canh dễ bị mua chuộc. 

Thành viên Viện Nghiên cứu và Vận động Độc lập Tư pháp Alfeus Jebabun nói rằng: "Những gì thực sự cần là điều chỉnh hệ thống quản lý nhà tù. Chính phủ phải cải thiện môi trường tuyển dụng và làm việc của quản ngục để ngăn chặn tham nhũng".  

Để giảm tải các nhà tù và có thể phân loại tù nhân, năm 2019, Indonesia đã có kế hoạch xây dựng các nhà tù mới ở đảo vắng.

Kerobokan ở Bali, một trong những nhà tù bị quá tải ở Indonesia.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của Bộ Luật và Nhân quyền Bambang Wiyono cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Indonesia sẽ tiến hành tạm tha cho khoảng 30.000 tù nhân. 

Cụ thể, theo Bộ Luật và Nhân quyền Indonesia quy định các tù nhân lớn tuổi sẽ có đủ điều kiện được tạm tha nếu họ thụ án được 2/3 thời gian, còn những người trẻ tuổi hơn sẽ được tạm tha nếu chấp hành được một nửa thời gian án tù.

Ông Erasmus Napitupulu, Giám đốc Viện cải cách Tư pháp hình sự Indonesia (ICJR), hoan nghênh hành động này của Chính phủ Indonesia, đồng thời thúc giục nên mở rộng đối với nhiều tù nhân hơn.

Ngọc Trang (tổng hợp)

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文