Afghanistan: Cảnh sát phá tan âm mưu dùng bé gái đánh bom liều chết

11:00 25/01/2014

Những báo cáo đáng ngại đang gia tăng tại Afghanistan khi một bé gái 10 tuổi tên Spozhmai được ngăn chặn trước khi em đánh bom tự sát tại đồn cảnh sát ở Khanshin tỉnh Helmand.

Bị anh trai cuốn bom vào người

Mặc dù lực lượng Taliban thường sử dụng phụ nữ đánh bom cảm tử, nhưng đây là lần đầu tiên một báo cáo ghi nhận việc một bé gái chuẩn bị "tử vì đạo". Điều này cho thấy, các tổ chức khủng bố lâu đời không ngại sử dụng trẻ em vào việc đánh bom cảm tử.

Nhưng càng đáng ngạc nhiên hơn khi BBC thông tin rằng, bé gái này là em của một lãnh đạo Taliban. Bộ nội vụ Afghanistan cho biết, cô bé khai bị anh trai cuốn bom vào người và ép thực hiện vụ tấn công.

Trước đó, cô bé khẳng định, đã bị anh trai mình khoác lên người chiếc áo có chứa bom, nhưng em từ chối kích nổ nó tại một trạm gác ở tỉnh Helmand

Lực lượng cảnh sát biên giới của tỉnh này đã bắt giữ cha của cô bé, ông Abdul Ghfar, và đang truy tìm người anh trai, một chỉ huy cảnh sát cho biết. Cô bé cho biết, anh trai mình là một chỉ huy của lực lượng Taliban.

Trước đó, phát biểu trước ống kính máy quay sau khi Bộ nôi vụ Afghanistan công bố thông tin về vụ bắt giữ, Spozhmai, 10 tuổi, cho biết anh trai mình là Zahir đã bảo em tiếp cận một chốt kiểm soát an ninh và xin vị phó chỉ huy chốt này cho đi nhờ tới tỉnh Kunar.

Cảnh sát phá một âm mưu đánh bom tự sát trẻ em ở Afghanistan.

"Cháu đã đồng ý, sau đó anh ấy cuốn chiếc áo lên người cháu và bảo cháu ngủ đêm lại ở đây và rời đi vào buổi sáng" - Spozhmai thuật lại.

Nhưng sau khi cùng anh trai ngủ lại ở đâu đó, cô bé đã nghĩ lại.

"Cháu nói, cháu sẽ không đi, vậy là anh ấy cởi chiếc áo ra và cố gắng thuyết phục cháu rằng, họ (cảnh sát) sẽ chết và cháu vẫn sống" - Spozhmai kể tiếp và cho biết, anh trai mình bỏ trốn cùng chiếc áo gắn bom. Cảnh sát khẳng định, họ tin lời cô bé.

"Kẻ có tên Zahir đã mang theo chiếc áo gắn bom và tẩu thoát, nhưng cô bé vẫn ở đây khi chỉ huy đồn của chúng tôi nghe thấy giọng nói cô bé. Họ đã bao vây khu vực và đưa cô bé về căn cứ. Chúng tôi đều nghe câu chuyện về việc cô bé đã bị ép vào việc này ra sao"- đại tá Hamidullah Sediqi nói.

Tuyển chọn thành viên gia đình

Trên thực tế, có khá nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan tuyển chọn cụ thể các thành viên trong gia đình họ. Tại Chechnya và Dagestan (Nga), có thể thấy, có rất nhiều anh chị em, thậm chí là cháu của các thành viên Hồi giáo cực đoan tham gia các cuộc tấn công khủng bố, thỉnh thoảng còn tham gia cùng nhau. Tại cả Afghanistan và Pakistan, rất nhiều thành viên Taliban đã tham gia vào các đợt tuyển quân lựa chọn cả anh em ruột.

Trong một nghiên cứu vào năm ngoái về việc trẻ em tham gia vào các hoạt động khủng bố tại Pakistan cho thấy, đối với một số thanh niên đã từng có biểu hiện quá khích và đang hòa nhập trong cơ sở Sabaoon (cơ sở tái hòa nhập dành cho các binh sĩ trẻ em tại Pakistan) đã được Taliban tuyển chọn từ các thành viên trong gia đình của các phần tử khủng bố tại Pakistan. Việc tuyển chọn các thành viên này từ khi họ còn ít tuổi.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ em không hề nhận thức được những gì được yêu cầu làm  và những hậu quả từ các hành động như vậy có thể dẫn tới. Những đứa trẻ nhận thức được thì thể hiện thái độ do dự rõ ràng và chúng thường được cho dùng chất gây nghiện để ép tuân theo. Một số đứa trẻ may mắn thay đổi vào phút cuối thì nhanh chóng xin tị nạn tại cơ sở Sabaoon.

Tuy nhiên, việc sử dụng trẻ em để thực hiện đánh bom tự sát không phải là một chiến thuật mới. Vào tháng 6 - 2007 tại tỉnh Ghazni phía Nam Afghanistan, Taliban đã thất bại trong việc cố lừa một cậu bé 6 tuổi đánh bom tự sát. Các phần tử khủng bố đã liên tục dụ dỗ "hoa và đồ ăn sẽ xuất hiện một khi các cháu nhấn nút".

Tuy nhiên, trên đường đến mục tiêu, cậu bé đã do dự và quyết định không nhất nút. Thay vào đó là nhờ đến sự giúp đỡ của các binh sĩ quân đội quốc gia Afghanistan để tháo bom khỏi người cậu.

Báo cáo cũng cho thấy, các kế hoạch tấn công kiểu này không bao gồm bộ phận kích nổ từ xa và cô bé 10 tuổi đã thất bại trong việc thực thi nhiệm vụ vì các binh sĩ Afghanistan vốn đã nhận ra loại chiến thuật nguy hiểm này.

Người phát ngôn của Taliban Qari Yousef Ahmadi đã phủ nhận việc sử dụng chiến binh trẻ con và tuyên bố rằng, Taliban có hàng trăm người lớn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ tự sát. "Chúng tôi không cần dùng tới trẻ con, đặc biệt là bé gái, điều đó là phạm luật Hồi giáo, là chống lại luật nhân đạo. Đây chỉ là chiến dịch tuyên truyền chống lại Taliban".

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã lên án Taliban với khẳng định: "Việc sử dụng một đứa trẻ làm kẻ đánh bom liều chết là trái với đạo Hồi cũng như văn hóa và đức tin của người Afghanistan"

Trường Minh (tổng hợp)

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文