Afghanistan:

Lừa trẻ em bán cho khủng bố

18:25 03/01/2018
Cuộc giải cứu hàng chục trẻ em Afghanistan đang được huấn luyện trở thành những tay súng khủng bố hồi mùa hè vừa qua cho thấy, lạm dụng trẻ em là vấn đề nhức nhối. Điều đáng nói là những em nhỏ này bị chính phụ huynh đẩy vào con đường khủng bố chỉ vì đói nghèo và bị lừa phỉnh.


Trong cuộc giải cứu gần biên giới Pakistan, khoảng 40 em được giải thoát. Theo cơ quan chức năng, những kẻ buôn người hợp tác với Taliban đã tuyển mộ các bé trai, nhiều em mới 4 tuổi, từ những gia đình nghèo với hứa hẹn đưa bọn trẻ đến trường dòng. 

Tuy nhiên, thực chất đám trẻ bị nhồi sọ bởi những kẻ mang tư tưởng cực đoan và được huấn luyện thực hiện các vụ tấn công liều chết tại Afghanistan. Lạm dụng trẻ em đã là vấn đề nhức nhối lâu nay trong cuộc xung đột Afghanistan khi cả quân chính phủ và phiến quân cáo buộc lẫn nhau ép buộc trẻ em cầm súng hoặc làm nô lệ tình dục. 

Vụ giải cứu kể trên tại tỉnh Ghazni, Đông Nam Afghanistan, là minh chứng cụ thể về hiện trạng trẻ em bị lừa gạt vào các trường dòng Hồi giáo (madrassa) tại Pakistan và Afghanistan. Trong một phát biểu gần đây về chiến lược của Mỹ tại Afghanistan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thề “thổi bay” những kẻ tuyển mộ trẻ em làm lính.

Theo các chuyên gia thì đói nghèo là nhân tố quan trọng (nhiều phụ huynh không thể nuôi con cái) đã đẩy trẻ em vào tay những kẻ lạm dụng hoặc cực đoan. Ahmad Shaheer, chuyên gia Đại học Al-Azhar về các trường dòng Pakistan - tại Cairo (Ai Cập), cho biết: “Nhiều gia đình nghèo giao con cho người lạ đưa đi học tại các trường dòng Pakistan bởi họ không đủ tài chính cho con đi học”.

Câu chuyện của những đứa trẻ vừa được giải cứu cho thấy, chúng được tuyển mộ một cách quá dễ dàng. “Họ nói đưa cháu đi và bố cháu không phản đối” – cậu bé 9 tuổi Nbiullah nhớ lại cuộc trò chuyện với những kẻ tuyển mộ tại nhà em. Một trẻ khác 8 tuổi kể: “2 thành viên Taliban đến nhà và nói họ muốn đưa cháu vào một trường dòng tại Quetta. Cháu không biết gì hơn cho tới khi được giải cứu”.

Tỷ lệ trẻ thất học gia tăng.

Cơ quan chức năng cho biết, những trẻ bị lừa gạt vào trường dòng bị cho sử dụng ma tuý để trở nên vô cảm. Trong số trẻ được giải cứu có 13 em được huấn luyện đánh bom liều chết. Vào lúc 13 tuổi, trẻ đã học kĩ năng quân sự như sử dụng vũ khí tấn công, chế tạo và cài thiết bị nổ… 

Hồi tháng 6 năm 2017, giới chức tại Kunduz cho biết, bắt giữ một bé trai 11 tuổi có ý định tấn công cảnh sát sau khi được dạy ở một trường dòng rằng lực lượng chính phủ là mục tiêu tấn công vì “không đáng tin và phục vụ những kẻ ngoại đạo”. 

Theo các chuyên gia, xu hướng đưa trẻ em vào trường dòng cực đoan sẽ còn tiếp tục. “Ước tính hiện tại có 10.000 - 20.000 trẻ em Afghanistan sang học trường dòng Pakistan. Một khi bị cắt đứt quan hệ khỏi gia đình, quá trình nhồi sọ bắt đầu. Cuộc sống tại đó vô cùng khốn khó. Chúng không có gì để ăn và trường dòng giống như một nhà tù” - Ahmad Shaheer nói.

Tình trạng đói nghèo tại Afghanistan đang gia tăng, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới hồi tháng 5 năm 2017, 39% người dân Afghanistan không thể trang trải nhu cầu cơ bản. Năm 2001, liên quân quốc tế lật đổ chế độ Taliban - tổ chức Hồi giáo cực đoan từng áp đặt luật lệ hà khắc cấm nữ giới đến trường. 

Vào năm 2001, cả nước chỉ có chưa tới 1 triệu học sinh (đều là nam giới). Với nỗ lực của 15 năm sau, vào năm 2016, hơn 9 triệu trẻ được đi học - 40% trong số đó là nữ. Tuy nhiên sự ngóc đầu trở lại của Taliban cộng với những khó khăn cố hữu khiến cho bóng ma thất học đang quay trở lại.

Nhiều trẻ em Afghanistan bị lừa bán cho khủng bố.
Hơn 3,5 triệu trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trẻ em Afghanistan, không được tới trường khi năm học khai giảng vào tháng 3 năm 2017 - và con số được dự báo sẽ tăng hơn. 3/4 trong số đó là nữ - bởi không chỉ bạo lực mà khó khăn còn là thiếu giáo viên nữ, kết hôn sớm và tư tưởng bảo thủ nặng nề trong xã hội. 

Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Mujib Mehrdad cho biết rất khó để nói chính xác có bao nhiêu trẻ không được tới trường nhưng tình hình đã xấu đi sau nhiều năm tiến bộ. 

Tổ chức “Save the Children” dự đoán tổng số trẻ Afghanistan thất học sẽ tăng thêm 400.000 trong năm 2017. Số tăng này một phần là do an ninh bất ổn và một phần do 1 triệu người tị nạn trở về từ Pakistan năm 2017, trong đó có nhiều trẻ em. 

Nguyễn Lai

Ngày 22/5, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, mở rộng điều tra đường dây ma túy do đối tượng Ngân Mun cầm đầu (đã thu giữ 37kg ma túy hồi tháng 3/2025), đến nay Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh đã triệt phá thành công đường dây mua bán, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy khủng, thu giữ khoảng 140 kg ma túy các loại, khởi tố và đưa về làm rõ khoảng 40 đối tượng…

Ngày 22/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 đối tượng "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” và “Tham ô tài sản sản” ra tại Trường Năng khiếu thể dục thể thao tỉnh Bến Tre

Sau nhiều năm, nhiều lần kiến nghị và mòn mỏi chờ được gỡ vướng, ngày 29/4 vừa qua 6 doanh nghiệp là các chủ đầu tư dự án thành phần của dự án khu dân cư 154 ha Bình Trưng Đông - Cát Lái ở TP Thủ Đức đã đồng loạt ký tên, đóng dấu tập thể vào văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng đề nghị được tháo gỡ pháp lý dự án nhằm đưa đất vào sử dụng…

Ngày 22/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, dưới sự giám sát của Cục, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm thành phố.

Các nhà khoa học và đại diện cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã thảo luận làm rõ bức tranh toàn cảnh và thực trạng các mối đe dọa môi trường nước, đồng thời nêu các giải pháp thiết thực đảm bảo an ninh nguồn nước để phục vụ phát triển bền vững.

UBND huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá xử phạt ông Nguyễn Hải Sơn (SN 1956), trú tại xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá tổng số tiền 62,5 triệu đồng vì hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất xây dựng trại chăn nuôi lợn và chăn nuôi lợn không có Giấy phép môi trường.

Tuyến đường có chiều dài khoảng 2,2km, điểm đầu tại nút giao với đường Thắng Lợi - Tô Hiệu thuộc địa phận xã Tô Hiệu; điểm cuối tại ranh giới giữa huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.