Ai Cập:

Băng nhóm tội phạm sử dụng gái mại dâm "nhử" người di cư bán thận

09:29 08/09/2016
Một kết quả báo cáo được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu tội phạm ở Anh số ra mới đây cho hay, thị trường chợ đen buôn bán nội tạng (chủ yếu là thận) ở Ai Cập đang hoạt động hết sức sôi động. Những băng nhóm tội phạm ngầm sử dụng "chiêu bài" gái mại dâm để "nhử" người di cư bán thận. Vì cần tiền cho cuộc hành trình đến "miền đất hứa" Châu Âu, nhiều người đã chấp nhận bán thận, với giá khoảng 3.000 bảng Anh.


"Mồi nhử" gái mại dâm

Những tên môi giới bán thận ở Cairo nhắm mục tiêu đến những người di cư châu Phi không có giấy tờ tùy thân đang cần tiền để trả cho các băng đảng buôn người. Chúng cũng cung cấp gái mại dâm như "chất tạo ngọt" cho người di cư trước hoặc sau khi bán thận. Báo cáo nhận định, tội phạm sử dụng dịch vụ mại dâm như là "đòn bẩy" khi đàm phán với người bán thận.  "Một đêm ngủ với gái mại dâm được coi như "phần thưởng phụ" cho người bán thận", một đoạn trong báo cáo viết.

Sean Columb, một giảng viên luật tại Đại học Liverpool (Anh), tác giả của bản báo cáo cho hay, nhiều hình ảnh về người di cư phải bán nội tạng kiếm tiền được đăng trên các phương tiện truyền thông thời gian qua. 

Vào tháng 4/2016, hình ảnh những người đàn ông Somali trên bãi biển Ai Cập với vết sẹo dài trên cơ thể, được cho là kết quả của việc bán thận đã gây rung động dư luận. 

Tháng 7/2016 vừa qua, có thông tin cho rằng, người di cư châu Phi đã bị giết để lấy nội tạng ở Ai Cập - một quốc gia quá cảnh phổ biến của người di cư, nếu không có tiền để trả cho những tay buôn người.

Các bệnh viện ở Ai Cập cố tình "nhắm mắt làm ngơ" để nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp có "đất" phát triển.

Columb đã dành nhiều tuần ở thủ đô Cairo phỏng vấn, thu thập thông tin từ những kẻ môi giới và người bán thận. Những người mà Columb gặp gỡ chủ yếu đến từ Sudan. 

"Những "hợp đồng" bán thận được diễn ra ở nhiều nơi, chẳng hạn như quán cà phê, công viên, nơi làm việc của tay môi giới…  Nouredin Atta, một tay môi giới bán thận nói với tôi rằng, người Ai Cập được trang bị kỹ năng, dụng cụ để lấy thận, sau đó vận chuyển chúng trong túi cách nhiệt", Sean Columb nói.

Bệnh viện làm ngơ

Nằm tại ngã tư giữa Trung Đông, Bắc Phi và Địa Trung Hải, Ai Cập đã trở thành một trung tâm trung chuyển hàng ngàn người di cư và người tị nạn tìm cách đến châu Âu. Theo thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế, 1/10 người di cư và người tị nạn đặt chân đến Italia từ bờ biển phía Bắc châu Phi đã đi thuyền từ Ai Cập kể từ đầu năm đến nay. Chính vì lẽ đó, người di cư, người tị nạn là nguồn cung cấp thận "rất tiềm năng" ở Ai Cập.

Bản báo cáo cũng cho rằng, các bệnh viện cố tình "nhắm mắt làm ngơ" để nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp có "đất" phát triển. Theo một nghiên cứu riêng biệt của Bệnh viện Đại học Erasmus MC Rotterdam ở Hà Lan, mua bán nội tạng bị cấm ở Ai Cập nhưng cùng với Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập được biết như một điểm đến lý tưởng để "du lịch ghép tạng". 

Gái mại dâm được coi như "chất tạo ngọt" cho người di cư trước hoặc sau khi bán thận.

"Đường mờ" trong quy định của pháp luật về việc mua bán nội tạng và cấy ghép nội tạng là kẽ hở để tội phạm hoạt động. Với các bác sĩ, ngay cả khi nghi ngờ hoặc biết nội tạng để ghép được mua bán trái phép nhưng họ không có nghĩa vụ pháp lý để báo cáo với cơ quan chức năng. "Các bác sĩ không muốn biết bất cứ điều gì. Họ chỉ cần lấy tiền mà thôi. Vì tiền mà họ sẽ không bao giờ lên tiếng. Việc mua, bán thận ở đâu không liên quan đến họ", một tay môi giới bán thận nói với Columb.

Sean Columb nhận định, những hình ảnh về nạn buôn bán nội tạng ở Ai Cập đã cho thấy mối liên hệ ngầm giữa thế giới tội phạm với các bệnh viện. 

"Hiện có ít thông tin về số tiền mà người bán thận nhận được ở Cairo nhưng như những gì mà tôi biết thì số tiền vào khoảng 3.300 bảng Anh. Trong khi đó, người được ghép thận phải trả khoản tiền cao gấp nhiều lần, khoảng 75.000 bảng Anh. Không ai từ Bộ Y tế Ai Cập đưa ra bình luận về những vấn đề mà tôi nêu trong báo cáo", Columb nói.

Tường Phạm (tổng hợp)

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文