Ai phóng thích tỷ phú trẻ nhất châu Phi?

07:33 01/11/2018
Mặc dù được phóng thích từ rạng sáng 20-10 (theo giờ địa phương), nhưng cho đến nay tỷ phú trẻ nhất châu Phi Mohammed Dewji đã được thả như thế nào và ai đứng đằng sau vụ bắt cóc vẫn chưa được làm rõ.


Bởi trong thông báo trên Twitter, ông Mohammed Dewji chỉ xác nhận đã về nhà an toàn và gửi lời cảm ơn lực lượng cảnh sát Tanziania, còn không thông tin về quá trình phóng thích cũng như gia đình có phải trả tiền chuộc cho bọn bắt cóc hay không. 

Bộ trưởng Môi trường Tanzania January Makamba cũng viết trên Twitter: đã nói chuyện với ông Mohammed Dewji. Mục đích của vụ bắt cóc vẫn là điều bí ẩn cho dù cảnh sát cho rằng, bọn bắt cóc muốn tống tiền gia đình ông Mohammed Dewji. 

Trước đó, gia đình ông Mohammed Dewji từng treo giải thưởng 1 tỉ shilling (khoảng 430.000 USD) cho ai cung cấp thông tin về tung tích của tỷ phú trẻ nhất châu Phi. 

“Chúng tôi sẽ làm mọi cách để đưa con trai mình về nhà an toàn. Việc treo thưởng sẽ giúp có nhiều thông tin hơn, đôi khi chỉ cần một tin báo, mọi chuyện sẽ khác. Người cung cấp thông tin giúp tôi giải cứu được con trai sẽ được giữ kín thân phận”, ông Azim Dewji, chú của tỷ phú trẻ (bị bắt khoảng 5h30 sáng 11-10, theo giờ địa phương) tuyên bố khi đưa ra số tiền thưởng kể trên.

Ông Mohammed Dewji, CEO của tập đoàn MeTL.

Hãng Reuters dẫn lời ông Lazaro Mambosasa, Cảnh sát trưởng Dares Salaam cho biết, ông Mohammed Dewji được nhóm bắt cóc thả gần một sân golf trong thành phố vào rạng sáng 20-10. 

Cảnh sát trưởng Lazaro Mambosasa thông báo, tỷ phú trẻ nhất châu Phi bị trói tay chân và bịt mắt nên không thể nhìn thấy gì, nhưng nạn nhân chỉ xây xát nhẹ và không bị hành hạ. 

Theo lời kể của tỷ phú trẻ nhất châu Phi, nhóm bắt cóc nói một ngôn ngữ của châu Phi. Cảnh sát Tanzania cho rằng, những kẻ bắt cóc có thể là người Nam Phi. Tổng thanh tra cảnh sát Tanzania cho biết, những kẻ bắt cóc đã yêu cầu một khoản tiền chuộc, nhưng ông không tiết lộ số tiền hay xác nhận bọn chúng có nhận được tiền chuộc hay không. 

Cảnh sát Tanzania cũng thông báo, đã thu thập được những hình ảnh đầu tiên về tài xế và chiếc xe được sử dụng trong vụ bắt cóc tỷ phú trẻ nhất châu Phi. Trong cuộc họp báo tổ chức tối 19-10, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Tanzania Simon Sirro thông báo, cảnh sát đã trích xuất dữ liệu lưu trữ từ hệ thống camera lắp xung quanh khu vực xảy ra vụ bắt cóc và thu được hình ảnh một chiếc xe màu xanh và khuôn mặt của tài xế. 

Hiện các lực lượng chức năng Tanzania vẫn đang tiến hành xác minh lai lịch chiếc xe cũng như danh tính của tài xế. Cảnh sát đã bắt nhiều nghi phạm, trong đó có quản lý khách sạn. Riêng trong ngày 12-10, cảnh sát đã bắt gần 30 người để thẩm vấn và đến ngày 17-10, có 19 trong những người bị bắt đã được thả. 

Bộ trưởng Nội vụ Tanzania Kangi Lugola khi trả lời phỏng vấn tờ East African cho biết, trong số những nghi phạm bị bắt có ít nhất 5 vệ sĩ và 1 quản lý của G1 Security, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ cho ông Mohammed Dewji. Đồng thời thừa nhận, cảnh sát nghi ngờ đây là vụ bắt cóc tống tiền được thông đồng bởi một số nhân vật thân cận với tỷ phú này.

<
Tỷ phú Mohammed Dewji xuất hiện trên bìa tạp chí Forbes trong một ấn bản năm 2013.
Qua điều tra cảnh sát được biết, ông Mohammed Dewji tự lái xe đến phòng tập thể dục từ nơi cư trú, trên đường Laibon, Oyster Bay. Cảnh sát địa phương cho biết, khi bị bắt cóc, ông Mohammed Dewji đi một mình, không có vệ sĩ tháp tùng. Cảnh sát trưởng Lazaro Mambosasa còn cho biết, những nghi phạm đã "bắn chỉ thiên" trước khi đưa ông Mohammed Dewji vào ôtô phóng đi. 

“Thông tin ban đầu cho thấy, ông Mohammed Dewji bị một nhóm người da trắng đi trên 2 chiếc xe bắt đi. Lần đầu tiên vụ việc kiểu này xảy ra tại đây”, Thống đốc khu vực Paul Makonda tuyên bố. Theo tờ New York Post, ông Mohammed Dewji bị bắt cóc bên ngoài khách sạn Colosseum và Fitness Club ở thành phố Dares Salaam. 

Theo thống kê, ông Mohammed Dewji là tỷ phú thứ 6 bị bắt cóc tại châu Phi chỉ tính riêng từ đầu năm 2018 đến nay. Tờ Sunday Times từng đưa tin, đã có hơn 40 thương nhân bị bắt cóc ở Nam Phi trong vòng 3 năm qua và phần lớn vì mục đích đòi tiền chuộc.

Theo giới truyền thông, ông Mohammed Dewji là Giám đốc điều hành và là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn MeTL (Mohammed Entreprise Tanzania Limited) ở Tanzania, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, vận tải, kinh doanh và bất động sản. Tập đoàn MeTL (có tên thân mật là Mo) là một trong những hãng công nghiệp lớn nhất ở khu vực Đông Phi, với doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD/năm cùng lực lượng lao động lên tới hơn 20.000 người. Được biết, ông Mohammed Dewji là con cháu của nhóm thương nhân Ấn Độ sang Đông Phi làm ăn từ thế kỷ XIX và là tỷ phú yêu thể thao (là cổ đông chính trong câu lạc bộ bóng đá của Dares Salaam, Simba) và chăm làm từ thiện (hứa tặng ít nhất một nửa tài sản làm từ thiện).
Quốc Dũng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文