Ai tiếp tay cho Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân

10:54 11/09/2017
Ngày 22-8 vừa qua, một đơn kiện lên Tòa án Liên bang Mỹ đã hé lộ nhiều chi tiết về một doanh nhân Trung Quốc đã “một tay che trời”, dễ dàng qua mặt các biện pháp cấm vận của Liên Hiệp Quốc (LHQ) để tiếp tế cho chương trình phát triển vũ khí của CHDCND Triều Tiên trong nhiều năm qua.


Đó là Chi Yupeng, một nhân viên kế toán 48 tuổi, người đứng sau một mạng lưới các công ty nhập khẩu, gọi là “mạng lưới Chi Yupeng”. Đơn kiện cho biết Chi Yupeng sở hữu 90% cổ phần của Công ty Vật tư Thép Đan Đông Zhicheng (Dandong Zhicheng Metallic Material) và chi phối vốn ở 4 doanh nghiệp khác, những thực thể được cho là có quan hệ giao dịch thường xuyên với Triều Tiên.

700 triệu USD

Bộ Tư pháp Mỹ dẫn lời 2 người đào tẩu khỏi Triều Tiên, cho biết mạng lưới Chi Yupeng đã che giấu rất nhiều giao dịch giúp tài trợ cho các chương trình quân sự và vũ khí của Triều Tiên. Trong những năm qua, mạng lưới này đã “tài trợ” cho Bình Nhưỡng hơn 700 triệu USD thông qua hoạt động nhập khẩu than từ Triều Tiên. Chỉ riêng năm 2016, Dandong Zhicheng Metallic Material đã nhập khẩu 234 triệu USD than từ Triều Tiên.

Chi Yupeng.

"Các công ty của Chi Yupeng chiếm tới 10% lượng than nhập khẩu từ Triều Tiên của Trung Quốc năm ngoái. Con số đó đủ cho thấy quy mô hoạt động của họ", theo David Thompson, chuyên gia phân tích cao cấp của C4ADS - một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu về các mạng lưới bất hợp pháp và có những tìm hiểu chuyên sâu về các doanh nghiệp của Chi Yupeng.

Con số ngoại tệ mạng lưới này mang lại cho Bình Nhưỡng là rất lớn, nhưng điều quan trọng hơn là họ đã mang lại quyền tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế cho Bình Nhưỡng. Đồng thời, những chiêu trò giúp mạng lưới này qua mặt các lệnh cấm vận của LHQ và Mỹ đối với hoạt động thương mại Triều Tiên đã cho thấy lỗ hổng lớn của các biện pháp cấm vận.

Tuyệt chiêu né cấm vận

Theo đơn kiện, các công ty của Chi Yupeng đã sử dụng 2 biện pháp khác nhau để tránh bị phát hiện vì vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại. Thứ nhất, thay vì giao dịch tiền qua lại - cách thức thường đòi hỏi phải sử dụng tới ngân hàng và có nguy cơ bị phát hiện cao, mạng lưới của Chi Yupeng đã sử dụng một hệ thống trao đổi thay thế. Nghĩa là, Triều Tiên sẽ cung cấp than cho Chi Yupeng, còn Chi Yupeng cung cấp trở lại những hàng hóa theo yêu cầu, tất cả mọi thứ, từ đường cho tới thiết bị vũ khí.

Phương thức thứ hai liên quan trực tiếp tới các công ty tuyến đầu. Những công ty này cho phép mạng lưới của Chi Yupeng, dù liên tục bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt, sử dụng các ngân hàng Mỹ trong làm ăn với Triều Tiên. Các ngân hàng có thể phát hiện và ngăn chặn những giao dịch dính líu đến các hoạt động kinh doanh bị cấm vận nhưng họ thường để lọt những giao dịch của các công ty khác có liên quan vì chúng hoạt động dưới một cái tên khác.

Chi Yupeng là ai?

Theo Hãng phân tích dữ liệu thương mại toàn cầu Panjiva, Chi Yupeng thành lập Công ty Đan Đông Zhicheng vào năm 2005. Hiện nay, vợ ông, Zhang Bing, là người quản lý của công ty.

Không nhiều người được biết về Chi Yupeng, nhưng ông có tên trong danh sách cựu sinh viên của Đại học Bột Hải, nơi ông tốt nghiệp năm 1990. Tiểu sử của ông trên trang web cựu sinh viên đại học cho biết ông trở thành kế toán ở Đan Đông năm 1990. Năm 2009, 4 năm sau khi thành lập Đan Đông Zhicheng, ông đã được Chính quyền nhân dân thành phố Đan Đông trao bằng khen vì vai trò tích cực trong “thương mại nước ngoài”.

Cũng theo trang web cựu sinh viên Bột Hải, Chi Yupeng "luôn truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp xung quanh với sự quyến rũ của một nhà lãnh đạo. Môi trường chuyên nghiệp tổng thể của công ty là rất hài hòa và thái độ của các nhân viên rất tích cực. Trong quản lý công ty, ông đã đào sâu vào các lực lượng phát triển bền vững của doanh nghiệp".

Dựa một phần vào thông tin của 3 nguồn tin bí mật và 2 người Triều Tiên đào tẩu không được tiết lộ danh tính, đơn kiện của các luật sư Liên bang Mỹ đệ trình hôm 22-8 đã yêu cầu tịch thu 4 triệu USD từ các công ty của Chi Yupeng và trên 100 triệu USD từ các khoản trừng phạt khác.

Gia Hân

Sáng 16/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam cho biết vừa bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 38 bánh heroin (14,3kg) từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Đây là vụ vận chuyển ma túy lớn nhất được phát hiện tại Quảng Nam trong nhiều năm trở lại đây.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Công ty Hoàng Long và một số đơn vị liên quan; đồng thời, ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 6 bị can.

Đánh ghen truyền thống, đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng bây giờ chỉ được xem là “hạ sách”. Thay vào đó, chị em sử dụng biện pháp “cao tay ấn” trừng phạt kẻ bạc tình và kẻ thứ ba bằng 1001 chiêu, như đăng rao vặt, viết blog trên các nền tảng mạng xã hội. Sự hả hê, hận thù được giải tỏa, nhưng lại vô tình trở thành cái kim đâm vào chính mình, có nguy cơ vướng vòng lao lý…

Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Mỹ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), thông báo rằng UAE sẽ đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) của Mỹ trong thập kỷ tới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, Chính phủ cũng đưa ra mốc thời gian quan trọng rằng phải đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng trong tháng 12/2025. Như vậy, công tác chuẩn bị chỉ còn chưa đầy 7 tháng nữa.

Va chạm với xe đầu kéo trong lúc lưu thông trên đường, ô tô con bị dồn ép vào dải phân cách đường, biến dạng, hư hỏng nặng nhưng may mắn không có thiệt hại về người.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc liên tiếp bắt, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, thực phẩm giả trên địa bàn. Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo, cần sự vào cuộc của các ban, ngành để chung tay ngăn chặn, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Hỏi: Con tôi 16 tuổi, học lớp 11, do nhà xa trường nên tôi có mua xe máy điện trị giá 16 triệu đồng để cháu đi học. Đến trường, bạn học cùng lớp mượn xe đi có việc rồi làm mất. Tôi có yêu cầu bố mẹ bạn kia bồi thường chiếc xe khác hoặc đền tiền để mua xe mới nhưng bố mẹ bạn kia không đồng ý. Họ cho rằng họ không có lỗi nên không bồi thường, bạn kia làm mất thì phải bồi thường, bạn kia không có tiền thì phải chịu. Xin tòa soạn cho biết việc tôi yêu cầu bố mẹ bạn học kia bồi thường có đúng không? (Nguyễn Trang, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Lãng phí tài nguyên đất, thất thu ngân sách, đời sống người dân trong vùng dự án bị xáo trộn, ảnh hưởng… là những hệ lụy rõ nét nhất từ các dự án (DA) treo lâu năm. TP Huế đã và đang rà soát, xử lý mạnh tay đối với các DA chậm tiến độ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.