Ấn Độ:

Nhiều đàn ông bị bắt cóc và cưỡng ép hôn nhân

14:01 14/01/2020
Theo Al Jazeera, số liệu chính thức của Chính phủ Ấn Độ ghi nhận hơn 3.520 vụ kết hôn mà chú rể bị bắt cóc trong năm 2018, so với 1.537 trường hợp trong năm 2017. Do Ấn Độ rất tôn trọng các giá trị hôn nhân nên phần lớn chú rể không đòi hủy đám cưới mà tiếp tục chung sống với cô dâu, trong khi hai gia đình thông gia sẽ thương thảo để đưa ra mức hồi môn phù hợp. 


Nguyên nhân từ sức ép của hồi môn

Cướp chồng là chuyện phổ biến ở một số địa phương tại bang Bihar và bang Uttar Pradesh ở Ấn Độ từ thập niên 1970. Những người đàn ông độc thân có công việc ổn định thường trở thành "mục tiêu" của các gia đình nhà gái. 

Nguyên nhân chính của việc "bắt rể" là do bố, mẹ cô dâu không đủ khả năng tài chính để trang trải mức hồi môn mà nhà chú rể đưa ra. Ấn Độ đã từng ghi nhận nhiều câu chuyện gia đình khánh kiệt sau khi tổ chức đám cưới cho con gái. Tiền hồi môn sẽ càng đắt đỏ nếu gia đình chú rể thuộc đẳng cấp xã hội cao.

Vấn nạn bắt cóc nam giới ở Ấn Độ được lên phim.

Mức hồi môn để kết hôn với một bác sĩ là con trai trong một gia đình giàu có lên đến 400.000 rupee (hơn 6.300 USD). Do vậy, những gia đình nhà gái không dư dả tiền bạc đành phải sử dụng biện pháp cuối cùng: bắt cóc người đàn ông họ ưng ý và ép buộc anh ta kết hôn cùng con mình. Dharmendra Kumar, 16 tuổi, bị bắt cóc sau khi đi nhậu cùng người thân.

"Những kẻ lạ mặt khống chế tôi, chĩa súng vào ngực tôi rồi đẩy tôi lên một chiếc xe Jeep", Kumar kể trên trang IBTimes. Chúng chở Kumar đến một ngôi làng cách đó khoảng 60 km rồi giới thiệu  anh với một cô gái. "Họ buộc tôi ngủ với cô ấy rồi tổ chức đám cưới sau 6 ngày. Một số người dự đám cưới thậm chí còn mang cả súng", Kumar nói.

Tuy nhiên, Kumar không sống hạnh phúc với cô dâu mới được lâu. Bố, mẹ cậu rất giận dữ vì chuyện đã xảy ra, họ yêu cầu cảnh sát can thiệp. Kết quả là những kẻ trực tiếp bắt cóc Kumar bị tống giam, đám cưới bị hủy bỏ. "Tôi muốn kết hôn với một cô gái do chính mình lựa chọn, như vậy cuộc hôn nhân mới hạnh phúc", Kumar nói.

Sonu Kumar thì bị một nhóm người đeo mặt nạ bất ngờ bắt cóc khi đang trên đường về nhà. Chuyện của Kumar xảy ra khi anh đang tận hưởng kỳ nghỉ phép. Lúc Kumar đến mua vé tàu ở một nhà ga tại bang Bihar (Ấn Độ), một nhóm 4 người đàn ông đeo mặt nạ bất ngờ đến bao vây anh, đẩy anh bước vào một chiếc xe gần đó, rồi chở anh đến một nơi lạ lẫm.

Hoảng sợ vì những diễn biến bất ngờ, nhưng Kumar thực sự ngỡ ngàng khi những kẻ bắt cóc không đòi tiền chuộc. Thay vào đó, chúng buộc anh phải kết hôn với một cô gái đã trang điểm sẵn và ngồi đợi anh tại một ngôi nhà ở làng Saharsa. Kumar không còn lựa chọn nào khác là phải tiến hành đám cưới với cô gái. "Một khi nghi lễ kết thúc thì gia đình cô dâu tin chắc là bạn sẽ không thể phản bội họ", Kumar chia sẻ về cuộc hôn nhân ác mộng trên đài Al Jazeera. 

Tuy có câu chuyện không nghiêm trọng như Kumar, anh Neeraj, 36 tuổi, cũng quyết định không kéo dài cuộc hôn nhân cưỡng ép. Sau khi bị bắt cóc vào tháng 7-2013, Neeraj nhanh chóng được thả vì anh giả vờ hứa hẹn với nhà gái rằng anh sẽ về nhà để bàn chuyện cưới xin chính thức với bố mẹ. Sau một thời gian, Neeraj vẫn giữ liên hệ với cô gái. "Cô ấy rất thông minh, tôi cũng quý mến cô ấy, nhưng tôi không muốn một đám cưới bị ép buộc như vậy", Neeraj giải thích.

Những kết thúc có hậu 

Câu chuyện của Manoj Shah là một ví dụ về cuộc hôn nhân hạnh phúc của những chú rể bị bắt cóc. Shah bị buộc phải kết hôn với người vợ Ganga Devi cách đây 20 năm. Họ vẫn sống cùng nhau đến nay. "Hồi đó, khi nhìn thấy cô dâu là tôi đã có cảm tình với cô ấy ngay. Bây giờ tôi đã là bố của 4 người con, tôi đã gả được con gái lớn và lo cho những đứa còn lại đến trường đầy đủ.

Nhiều nam giới Ấn Độ thành nạn nhân của những vụ bắt cóc chú rể.

Vợ đã giúp tôi hoàn thành những mục tiêu trong cuộc đời", anh Shah chia sẻ. Tuy thừa nhận "cướp chồng" đã mang lại cho một người đàn ông tốt, cô Munni Devi cho rằng đã đến lúc xã hội cần kết thúc chuyện này "càng sớm càng tốt". "Mỗi người phải có quyền tự chọn lựa bạn đời của mình chứ không thể khống chế hay ép buộc họ", Munni Devi nói.  Brahmanand Jha, 47 tuổi, bị bắt cóc và ép buộc kết hôn với người vợ Munni Devi.

Họ đã chung sống ở quận Purnia, bang Bihar hơn 25 năm, có với nhau 5 người con. "Sau một thời gian dài rất căm hận, cuối cùng thì bố mẹ chồng cũng chấp nhận và yêu thương tôi. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống", Munni Devi nói.

Trường Vân

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước nối liền một dải, Việt Nam hiện lên trong mắt truyền thông quốc tế là một quốc gia vững vàng, độc lập, không ngừng phát triển và hội nhập, người Việt Nam tử tế và hiếu khách. Đại lễ 30/4/2025 không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà còn lan tỏa niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc tới bạn bè năm châu. 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị các cấp, các ngành, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và thân nhân các gia đình có người được đặc xá tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để những người được đặc xá nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình giá vàng trên thế giới có nhiều biến động, rủi ro khi tham gia đầu tư, tích trữ vàng tăng cao, các đối tượng lừa đảo đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy danh nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý kêu gọi người dân đầu tư mua bạc tích trữ. Đáng chú ý, lợi dụng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đối tượng rao bán các loại bạc thỏi khắc hình ảnh kỷ niệm sự kiện này.

Chiều 1/5, thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra 65 vụ, làm chết 28 người, bị thương 56 người. So với cùng kỳ năm 2024 giảm 10 vụ, giảm 2 người chết, tăng 6 người bị thương. Tất cả các vụ đều xảy ra trên đường bộ, đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn. 

Đảng ủy Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: đồng chí Đại tá Trần Đào, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông từ trần vào hồi 12h45’ ngày 1/5/2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Ngày 1/5, Văn phòng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị hiện đang tạm giữ đối tượng Hà Văn Thúy (SN 1985), trú tại xóm Bắc Thắng, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Sáng 1/5, Trại giam An Điềm - Bộ Công an (đóng tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2025, Trưởng Ban chỉ đạo đặc xá Bộ Công an dự và chỉ đạo buổi lễ.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhiều người bị vết thương rất nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng... nhưng chủ quan không xử lý, dẫn tới nhiễm uốn ván nặng, khi vào viện đã nguy kịch. Tỷ lệ tử vong do uốn ván rất cao, nhất là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.