Anh bị chỉ trích vì bán vũ khí cho Venezuela

16:35 30/08/2017
Trong suốt thập niên vừa qua, Anh đã bán các thiết bị quân sự trị giá hàng triệu bảng cho Venezuela, khiến Thủ tướng Theresa May phải đình chỉ các giấy phép xuất khẩu trong bối cảnh Venezuela đang dầu sôi lửa bỏng do xung đột bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình.


Các số liệu của chính phủ cho thấy, thiết bị quân sự của Anh đã nhận được cấp phép bán cho các lực lượng vũ trang của Venezuela vào tháng 9-2016, mặc dù Bộ Ngoại giao liệt kê đất nước này vào danh sách "mối quan ngại" về nhân quyền.

Nhìn chung, từ năm 2008, 2,5 triệu bảng hàng quân sự đã được bán cho Venezuela, bao gồm: các bộ phận của radar quân sự, các loại ống ngắm và động cơ máy bay quân sự. Tháng 3-2016, giấy phép xuất khẩu trị giá hơn 80.000 bảng đã được phê duyệt, gồm thiết bị kiểm soát đám đông được các cơ quan thực thi pháp luật sử dụng.

Những tiết lộ trên đã làm dấy lên những câu hỏi về lý do tại sao Chính phủ Anh tiếp tục cho phép bán vũ khí cho các quốc gia trong danh sách quan ngại nhân quyền của Bộ Ngoại giao, từ Venezuela đến Ảrập Xêút.

Số 10 phố Downing đã nhiều lần chỉ trích chính phủ của ông Nicolás Maduro về việc giam cầm các nhà lãnh đạo đối lập. Phủ Thủ tướng đã mô tả cái chết của ít nhất 120 người biểu tình như là một bi kịch, và kêu gọi đất nước tôn trọng nhân quyền và duy trì các quy định của pháp luật.

Một số đảng viên Bảo thủ cao cấp đã chỉ trích thủ lĩnh của đảng Lao động, Jeremy Corbyn, vì đã lên án hành động bạo lực của tất cả các bên nhưng không chỉ trích chính phủ Maduro.

Ông Jo Swinson, Phó lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, nói rằng tiêu chuẩn kép để đảng Bảo thủ tấn công lãnh đạo đảng Lao động là việc hỗ trợ Venezuela có được vũ khí và trang thiết bị an ninh cho các nhà độc tài và chế độ có hồ sơ tồi tệ về nhân quyền.

Anh bị chỉ trích vì đã bán vũ khí cho Venezuela, nơi xung đột bạo lực đang diễn ra.

"Đảng Bảo thủ đã ca ngợi tầm quan trọng của việc ủng hộ nhân quyền và dân chủ ở Venezuela. Nhưng dường như họ thấy không liên quan gì đến việc bán hàng tỷ bảng vũ khí cho Ảrập Xêút, nơi đã chặt đầu 153 người vào năm 2016 và đánh bom dân thường ở Yemen. Trong 2 năm qua, chính quyền đảng Bảo thủ vẫn tiếp tục bán thiết bị an ninh cho Venezuela.

"Cả hai bên nên ngừng chơi chính trị với nhân quyền và nhận ra rằng những giá trị này là phổ quát. Tôi hy vọng tất cả các nghị sĩ sẽ ủng hộ lời kêu gọi của chúng tôi về một lệnh cấm đối với giấy phép bán vũ khí cho các quốc gia lạm dụng quyền con người".

Đảng Dân chủ Tự do cho rằng việc Anh đã bán 1,2 tỷ bảng thiết bị quân sự cho các thực thể ở các quốc gia trong danh sách có vấn đề về nhân quyền của chính phủ trong năm qua, bao gồm 300 triệu bảng đến Ảrập Xêút, 250 triệu bảng tới Trung Quốc, 191 triệu bảng tới Nga, 8,8 triệu tới Ai Cập và 3,6 triệu bảng đến Turkmenistan.

Andrew Smith, một thành viên của Chiến dịch Chống buôn bán vũ khí (CAAT), nói: "Những giấy phép này lẽ ra không bao giờ được thông qua, đặc biệt khi Venezuela là nước có tên trong danh sách quan ngại về quyền con người và dân chủ của Anh quốc".

CAAT đã chỉ ra tổng cộng 4,1 tỷ bảng Anh thiết bị quân sự đã được bán cho 22 trong số 30 nước có tên trong danh sách nhân quyền kể từ khi chính phủ đảng Bảo thủ lên nắm quyền vào năm 2015.

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Quốc tế cho biết: "Chính phủ coi trách nhiệm kiểm soát xuất khẩu là cực kỳ nghiêm túc và vận hành một trong những chế độ kiểm soát xuất khẩu quốc phòng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Chúng tôi kiểm tra nghiêm ngặt từng hồ sơ trên cơ sở từng trường hợp đối với các tiêu chuẩn cấp phép xuất khẩu vũ khí của EU và quốc gia. Giấy phép sẽ không được cấp cho bất kỳ điểm đến có vấn đề nào, nếu làm như vậy sẽ không phù hợp với tiêu chí này. Và "Hệ thống cấp phép xuất khẩu của chúng tôi cho phép đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi từ các sự kiện thực tế. Chúng tôi đã đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép khi mức độ rủi ro thay đổi và chúng tôi thường xuyên xem xét các tình huống địa phương".

Chính phủ Anh cho biết không xuất khẩu thiết bị nếu nhận thấy có nguy cơ rõ ràng là nó có thể được sử dụng để đàn áp nội bộ hoặc sẽ gây ra hay kéo dài xung đột ở một quốc gia; hoặc nếu có một nguy cơ rõ ràng là nước mua vũ khí sẽ sử dụng nhằm chống lại một quốc gia khác.

Xuân Trường

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文